HỘI THẢO KHOA HỌC Chương trình bồi dưỡng cán bộ cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022 - 2025

HỘI THẢO KHOA HỌC  Chương trình bồi dưỡng cán bộ cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh,  giai đoạn 2022 - 2025

          Chiều ngày 29/9/2022, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tổ chức hội thảo khoa học Chương trình bồi dưỡng cán bộ cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022 - 2025.

          Chủ trì hội thảo gồm các đồng chí: TS Đỗ Minh Tuấn, Phó Hiệu trưởng phụ trách Nhà trường; ThS Phạm Hữu Kiên, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, Chủ nhiệm đề tài. Tham dự hội thảo có các đồng chí lãnh đạo Sở Nội vụ; đại diện Hội LHPN tỉnh, Ban Tuyên giáo, Thành ủy Uông Bí, lãnh đạo Đảng ủy phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều và các nhà khoa học đại diện Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, Trường Chính trị Tô Hiệu, thành phố Hải Phòng tham dự Hội thảo trực tuyến; các đồng chí lãnh đạo các khoa, phòng, trung tâm và thành viên đề tài, giảng viên Nhà trường.

          Hội thảo là một trong những nội dung để triển khai, thực hiện Nhiệm vụ NCKH cấp tỉnh: “Đánh giá chương trình, hiệu quả sau bồi dưỡng và đề xuất giải pháp bồi dưỡng của cán bộ cấp xã tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020 - 2025”, do Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ chủ trì, ThS Phạm Hữu Kiên, Phó Hiệu trưởng được giao Chủ nhiệm đề tài.

          Thay mặt chủ tọa hội thảo, đồng chí Phạm Hữu Kiên, Phó Hiệu trưởng, Chủ nhiệm đề tài đã trình bày báo cáo đề dẫn, định hướng nội dung thảo luận. Qua nghiên cứu 11 chức danh cán bộ cấp xã theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ, tính đến tháng 30/12/2020, đội ngũ cán bộ cấp xã của toàn tỉnh có 1714 người. Trong đó: Trình độ Đại học trở lên 1536 người, bằng 89,61% (thạc sỹ: 179 người); cao đẳng, trung cấp là 148 người, bằng 8,63%. Lý luận chính trị: Cử nhân, Cao cấp là 219 người, bằng 12,78%; trung cấp 1448 người, bằng 84,48%; chưa qua đào tạo, sơ cấp 77 người, bằng 4,49%. Trình độ QLNN chương trình Chuyên viên chính và chuyên viên 1552 người, bằng 84,48%… Từ các số liệu trên đây và qua khảo sát thực tế tại các địa phương, đơn vị, có thể thấy trong những năm qua, đội ngũ cán bộ cấp xã đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng khá bài bản, cơ bản được chuẩn hóa theo quy định. Do đó, đã cơ bản phát huy được vị trí, vai trò, trách nhiệm, chỉ đạo, tổ chức, triển khai, thực hiện tốt các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tại cơ sở, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh những năm qua.

ThS Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó trưởng Khoa Xây dựng Đảng phát biểu tham luận tại Hội thảo

          Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng bộc lộ một số hạn chế, khó khăn, bất cập như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đánh giá, nhận diện tình hình, nhất là nhận diện những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục của một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở cấp xã chưa theo kịp tình hình mới. Tính tiên phong, gương mẫu, tinh thần, ý thức phục vụ Nhân dân; năng lực, trình độ, kỹ năng, phương pháp công tác, thực thi nhiệm vụ của của một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã còn thiếu chiều sâu, có biểu hiện hành chính hóa, chưa đi sát việc đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hiệu quả thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên chưa cao…

          Về nội dung, chương trình bồi dưỡng trong những năm qua được các cấp, các ngành chú trọng xây dựng, biên soạn theo hướng bảo đảm tính khoa học, hệ thống, cập nhật, thực tiễn. Qua khảo sát thực tế, phát phiếu điều tra tới 501 cán bộ thuộc 51 xã, phường thuộc 13 huyện thị, thành phố trong tỉnh, tính từ năm 2016-2020, có 1.612 lượt người được tham gia các lớp bồi dưỡng từ cấp huyện đến cấp Tỉnh tổ chức. Trong đó, cán bộ được tham gia bồi dưỡng lớp bí thư, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã là 108 lượt, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã (nói chung) là 171 lượt; bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, MTTQ và các đoàn thể là 209 lượt; bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác đoàn thể là 351 lượt; các lớp bồi dưỡng khác là 773 lượt. Tính trung bình mỗi cán bộ được tham gia bồi dưỡng 3 lần/5 năm. Qua khảo sát, số cán bộ được hỏi đều cho rằng mức độ cải thiện, nâng cao bản lĩnh, trình độ lý luận chính trị, ý thức trách nhiệm, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sau các khóa bồi dưỡng là tương đối cao (đánh giá ở mức cải thiện rất tích cực là 26,84%; khá tích cực là 36,23%, tích cực là 24,27%; khải thiện không đáng kể là 9%). Hầu hết cán bộ cấp xã được hỏi đều cho rằng việc trang bị, cập nhật kiến thức là rất cần thiết với 75,24% số phiếu trả lời.

          Trước những yêu cầu mới về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp xã theo chỉ đạo của Trung ương và tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV đã đề ra. Theo đó, để chuẩn bị tổ chức hội thảo nhóm đề tài đã xây dựng khung Chương trình bồi dưỡng cán bộ cấp xã giai đoạn 2022 - 2025 với 20 chuyên đề bồi dưỡng cho 4 nhóm đối tượng (Bí thư, phó bí thư cấp ủy cấp xã; Chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã; Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp xã; Chủ tịch Mặt trận và trưởng các tổ chức chính trị - xã hội), thời lượng mỗi chương trình bồi dưỡng trong thời gian 5 ngày, với những vấn đề chính như:

          - Về kiến thức: cung cấp, trang bị cho đội ngũ cán bộ cấp xã những vấn đề lý luận cơ bản, vấn đề mới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức các phong trào thi đua ở cơ sở xã, phường, thị trấn.

          - Về kỹ năng: Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn công tác đảng, công tác chuyên môn ở cơ sở, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện công tác xây dựng đảng, phát triển đảng viên, tham mưu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, tích cực và hoàn thành tốt công tác vận động và tuyên truyền ở cơ sở

          - Về tư tưởng: Nhận thức đúng quan điểm, đường lối, nghị quyết, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ.

          - Các chuyên đề chung cho các đối tượng có 4 chuyên đề gồm:

          Chuyên đề 1: Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống chính trị ở cơ sở.

          Chuyên đề 2: Hệ thống chính trị cơ sở với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

          Chuyên đề 3: Hệ thống chính trị cơ sở với công cuộc chuyển đổi số

          Chuyên đề 4: Phát triển văn hóa, con người góp phần xây dựng Quảng Ninh giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

          - Các chuyên đề theo nhóm đối tượng gồm:

          * Đối với Bí thư, phó bí thư cấp ủy cấp xã

          Chuyên đề 1: Nội dung, phương thức lãnh đạo cấp ủy cơ sở xã, phường, thị trấn.

          Chuyên đề 2: Công tác của Bí thư, Phó bí thư cấp ủy cơ sở

          Chuyên đề 3: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn trong tình hình hiện nay

          Chuyên đề 4: Xử lý tình huống trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở

          * Đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp xã:

          Chuyên đề 1: Nâng cao chất lượng hoạt động của Thường trực HĐND cấp xã

          Chuyên đề 2: Công tác giám sát của HĐND cấp xã đối với việc thực thi pháp luật.

          Chuyên đề 3: Kỹ năng tổ chức các kỳ họp của HĐND cấp xã.

          Chuyên đề 4: Kỹ năng xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giám sát của HĐND cấp xã.

          * Đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã:

          Chuyên đề 1: Xây dựng công sở dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại.

          Chuyên đề 2: Kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề trong quản lý nhà nước ở đại phương.

          Chuyên đề 3: Cải cách hành chính ở cơ sở hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự của dân, do dân, vì dân.

          Chuyên đề 4: Kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông của chính quyền cơ sở.

          * Đối với Chủ tịch Ủy ban MTTQ và Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội:

          Chuyên đề 1: Kỹ năng giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.

          Chuyên đề 2: MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền cơ sở

          Chuyên đề 3: Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.

          Chuyên đề 4: Kỹ năng tuyên truyền, vận động, hòa giải của cán bộ cơ sở.

Đồng chí Nguyễn Tiến Dương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ phát biểu tại Hội thảo

Đồng chí Hoàng Văn Đề, UVBTV Thị ủy Đông triều, Bí thư Đảng ủy phường Mạo Khê phát biểu tại Hội thảo

Th.S Ngô Bình Thuận, Trưởng khoa Lý luận cơ sở phát biểu tại Hội thảo

          Hội thảo đã nhận được hơn 20 bài viết, ý kiến tham gia của các nhà lãnh đạo, quản lý và nhà khoa học trong và ngoài tỉnh vào dự thảo khung chương trình và đề cương chuyên đề. Trong thời gian diễn ra hội thảo đã có 3 bài tham luận và 6 ý kiến phát biểu tại hội thảo và các ý kiến phát biểu đã đồng tình nhất trí cao về sự cần thiết xây dựng khung chương trình bồi dưỡng cho các đối tượng cán bộ cấp xã và cơ bản nhất trí với các chuyên đề, đề cương, thời lượng của mỗi chương trình bồi dưỡng. Bên cạnh đó các đại biểu cũng tập trung thảo luận, trao đổi, chia sẻ về thực trạng, ưu điểm, hạn chế của đội ngũ cán bộ và những yêu cầu đối với cán bộ cấp xã trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là những khó khăn trong hoạt động, công tác của đội ngũ cán bộ cấp xã, từ đó đặt ra những yêu cầu cho công tác bồi dưỡng cán bộ cấp xã. Các đại biểu đã dành nhiều thời gian góp ý chi tiết vào từng chuyên đề.

TS. Đỗ Minh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu bế mạc Hội thảo

          Kết thúc hội thảo TS Đỗ Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Nhà trường thay mặt chủ trì hội thảo trân trọng cảm ơn và đánh giá cao những ý kiến phát biểu, góp ý, phản biện của các đồng chí tham dự hội thảo. Đồng chí đề nghị Chủ nhiệm và nhóm đề tài nghiên cứu, tiếp thu hoàn thiện hoàn thiện các chuyên đề trên cơ sở tiếp tục làm rõ nội hàm và cách thức luận giải của từng vấn đề, điều chỉnh bố cục, cấu trúc của từng chương trình cho phù hợp hơn, đồng thời tiếp tục bổ sung những tinh thần các nghị quyết, chỉ đạo mới của Trung ương và của Tỉnh vào các chuyên đề để chương trình bồi dưỡng bảo đảm tính khoa học, tổng thể theo chỉ đạo của Trung ương sát với yêu cầu thực tiễn của Tỉnh và các địa phương.

Phạm Xuân Kính - Phòng TCHCTTTL

0 vote
Bài mới hơn
Bài cùng chuyên mục
Quảng cáo
  • 60 nam
  • 60 nam
  • admin1
  • admin1
  • thông báo tuyển sinh
  • thông báo tuyển sinh
  • Công chức
  • Công chức
  • Hành chính công
  • Hành chính công
  • Công báo quảng ninh
  • Công báo quảng ninh
  • Văn bản pháp luật
  • Văn bản pháp luật
Video
Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ
Tin mới
Tin tiêu điểm
Tin đọc nhiều
Website liên kết
Website liên kết
Fanpage
Thống kê truy cập
Đang online: 0
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Tháng này: 0
Tháng trước: 0
Tất cả: 0