BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYỄN VĂN CỪ TỈNH QUẢNG NINH

BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYỄN VĂN CỪ TỈNH QUẢNG NINH

          Trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo, việc bồi dưỡng phát triển kỹ năng giảng dạy và phương pháp sư phạm không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm trọng tâm của các cơ sở giáo dục. Khoa Nhà nước và Pháp luật thuộc Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh đã xác định đây là một trong những định hướng xuyên suốt nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

          Đội ngũ giảng viên không chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức mà còn là người định hướng, dẫn dắt học viên tiếp cận với thực tiễn và áp dụng hiệu quả kiến thức vào công việc. Do đó, việc bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy chuyên sâu và đổi mới phương pháp sư phạm là yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ. Giảng viên giảng dạy lý luận chính trị và pháp luật tại các trường chính trị có vai trò quan trọng trong việc đào tạo cán bộ, đảng viên và đối tượng đào tạo lý luận. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, giảng viên cần trang bị những kỹ năng cơ bản: (1) Kỹ năng nghiên cứu chân lý và thực tiễn, yêu cầu hiểu biết sâu rộng về lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước. Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học để liên hệ lý luận với thực tiễn trong bối cảnh đổi mới, hội nhập; (2) Kỹ năng truyền đạt, cần đầy mạnh khả năng giao tiếp, thuyết trình diễn giải để truyền đạt nội dung khó hiểu trở nên gần gũi, dễ hiểu. Ứng dụng công nghệ thông tin và đa dạng hình thức giảng dạy (PowerPoint, video, tư liệu điện tử); (3) Kỹ năng tư duy phân tích và phê phán, cần tăng cường các buổi thảo luận nhằm khích lệ khả năng tư duy độc lập và phản biện của học viên. Xây dựng câu hỏi mở, tổng hợp và khai thác những vấn đề thực tiễn phù hợp; (4) Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, tạo dựng môi trường học tập gần gũi, để khuyến khích học viên tham gia tích cực. Giải quyết linh hoạt các tình huống trong giờ học, đảm bảo đánh giá trung thực và khách quan; (5) Kỹ năng đạo đức và gương mẫu, giữ vững lập trường chính trị, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của người thầy. Trở thành hình mẫu trong phong cách, từ duy và đối xử để học viên noi theo; (6) Kỹ năng nghiên cứu và ứng dụng pháp luật: giúp liên hệ lý thuyết với thực tiễn, đưa ra các ví dụ thực tế và phù hợp với từng đối tượng học viên; (7) Áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực và không ngừng đổi mới sáng tạo trong giảng dạy, áp dụng các mô hình như thảo luận nhóm, học tập dựa trên dự án, hoặc phân tích tình huống để kích thích tư duy phản biện và sáng tạo của học viên.

          Áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực và đổi mới sáng tạo trong giảng dạy lý luận chính trị tại khoa Nhà nước pháp luật là một hướng đi quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Ninh, đòi hỏi sự kết hợp giữa nội dung thực tiễn, phương pháp linh hoạt, và công nghệ hiện đại và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Dưới đây là một số nhiệm vụ Khoa Nhà nước và Pháp luật đã thực hiện và cũng là các giải pháp để đạt hiệu quả cao:

          Một là, gắn nội dung giảng dạy với thực tiễn địa phương: (i) Tích hợp tình hình thực tế của tỉnh Quảng Ninh như kết nối bài giảng với các vấn đề thực tiễn tại địa phương như quản lý tài nguyên, khoáng sản, phát triển kinh tế xanh, và xây dựng nhà nước pháp quyền, đổi mới hệ thống chính trị của địa phương; (ii) Phân tích các tình huống thực tiễn tại địa phương như lựa chọn các vấn đề như quản lý khu vực kinh tế đặc thù (Vân Đồn), giải quyết xung đột pháp lý liên quan đến môi trường, hoặc cải cách hành chính để làm ví dụ; (iii) Khuyến khích chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ cán bộ công chức, sẽ tạo không gian để họ đóng góp ý kiến hoặc trình bày các bài học thực tiễn từ công việc của mình.

          Hai là, áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực: (i) Học tập dựa trên vấn đề (Problem-Based Learning), qua việc thuyết giảng nêu các vấn đề cụ thể của tỉnh như xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững; phát triển kinh tế gắn với bảo tồn di sản (Vịnh Hạ Long)… để cán bộ thảo luận và tìm giải pháp, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn xử lý tại địa phương; (ii) Phương pháp thảo luận nhóm, thực hiện chia học viên thành các nhóm để phân tích, phản biện, và đề xuất giải pháp cho các tình huống liên quan đến công việc quản lý nhà nước như tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng, vấn đề tôn giáo, dân tộc…; (iii) Học tập kết hợp (Blended Learning): Tích hợp các buổi học trực tiếp và trực tuyến để tạo điều kiện linh hoạt cho các cán bộ công chức bận rộn.

          Ba là, ứng dụng công nghệ thông tin: (i) Trong thời điểm dịch Covid 19, nhà trường xây dựng nền tảng học tập trực tuyến, bằng việc ử dụng hệ thống E-learning hoặc các nền tảng trực tuyến để cung cấp tài liệu học tập, giảng trực tuyến và thảo luận; (ii) Sử dụng công cụ tương tác, áp dụng các công cụ như Mentimeter, Zoom Polls, Meet hoặc Google Forms để lấy ý kiến và kiểm tra kiến thức ngay trong giờ học; (iii) Minh họa bằng đa phương tiện, như sử dụng video, sơ đồ, hoặc đồ họa thông tin để giúp cán bộ tiếp cận nội dung dễ dàng và trực quan hơn.

          Bốn là, đổi mới cách tổ chức lớp học: (i) Tổ chức hội thảo chuyên đề như mời các chuyên gia hoặc nhà lãnh đạo địa phương chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao giá trị học tập; (ii) Tổ chức các chuyến đi nghiên cứu thực tế tới các cơ quan, doanh nghiệp, hoặc khu vực phát triển kinh tế đặc biệt để cán bộ có thêm trải nghiệm thực tế.

          Năm là, phát triển kỹ năng mềm: (i) Kỹ năng phân tích và ra quyết định, như thông qua các bài tập tình huống hoặc thảo luận nhóm, giúp cán bộ nâng cao tư duy hệ thống và khả năng xử lý vấn đề; (ii) Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, tổ chức các buổi hùng biện hoặc tranh luận về các chủ đề chính trị, pháp luật; (iii) Tư duy sáng tạo và đổi mới, nhằm khuyến khích cán bộ đề xuất các ý tưởng cải cách hành chính hoặc đổi mới trong công việc của họ.

          Sáu là, phát huy vai trò của giảng viên: (i) Cập nhật kiến thức liên tục, giảng viên cần nắm rõ các chính sách, quy định mới của nhà nước, đặc biệt là những chính sách áp dụng tại Quảng Ninh. Lồng ghép các nghị quyết vào bài giảng gắn với văn hóa chính trị và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; (ii) Tạo môi trường học tập cởi mở, khuyến khích trao đổi, phản biện để cán bộ tự tin chia sẻ ý kiến. Đồng hành cùng học viên, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và hướng dẫn họ cách áp dụng lý luận vào thực tiễn.

          Việc kết hợp những phương pháp này sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị, giúp cán bộ công chức tỉnh Quảng Ninh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn áp dụng hiệu quả vào công việc, góp phần xây dựng tỉnh nhà phát triển bền vững.

          Khoa Nhà nước và Pháp luật hiện nay có 7 giảng viên và 3 giảng viên kiêm chức. Khoa kà một trong những bộ phận chủ lực của nhà trường, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chính của tất cả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh. Được sự quan tâm và lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của

          Đảng ủy, Ban Giám hiệu, từ năm 2017 đến nay, Khoa đã đạt được nhưng kết quả khởi sắc, đó là: có 4/7 giảng viên đạt giảng viên dạy suất sắc và 01 giảng viên đạt dạy giỏi cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; bảo vệ thành công 8 đề tài khoa học cấp trường; tổ chức thành công 4 cuộc hội thảo cấp trường; 03 giảng viên đăng ký học nghiên cứu sinh; hằng năm tất cả giảng viên đều vượt định mức giờ giảng và nghiên cứu khoa học.

          Việc bồi dưỡng kỹ năng và đổi mới phương pháp giảng dạy không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn khẳng định vai trò tiên phong của Khoa Nhà nước và Pháp luật trong công tác đào tạo bồi dưỡng tại tỉnh Quảng Ninh. Đây là nhiệm vụ dài hạn, đòi hỏi sự nỗ lực, đoàn kết và sáng tạo từ toàn bộ đội ngũ giảng viên và lãnh đạo nhà trường. Khoa Nhà nước và Pháp luật cam kết sẽ tiếp tục cùng với nhà trường hoàn thiện, đổi mới và phát triển, hướng đến mục tiêu xây dựng một môi trường học tập hiện đại, hiệu quả và gắn liền với thực tiễn. Trong thời gian tới, cán bộ, giảng viên khoa rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp lãnh đạo, trực tiếp là Đảng ủy, Ban Giám hiệu để đội ngũ giảng viên yên tâm công tác, cống hiến với nghề, đội ngũ giảng viên nhà trường sẽ đạt được những thành tích cao hơn nữa trong sự nghiệp trồng người, đào tạo được đội ngũ cán bộ chất lượng cho tỉnh và địa phương, xứng đạt danh hiệu trường chính trị chuẩn kiểu mẫu, phát triển bền vững trong tương lai./.

          Nguồn tài liệu tham khảo:

          1. Luật Giáo dục Đại học (2018, sửa đổi 2019) - "Tiêu chuẩn và yêu cầu đối với giảng viên".

          2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), "Hướng dẫn công tác giảng dạy lý luận chính trị".

          3. Nguyễn Thị Thư (2022), "Kỹ năng sư phạm của giảng viên lý luận chính trị", Tạp chí Khoa học Xã hội.

ThS. Phan Thị Hải Yến  - Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật

0 vote
Bài mới hơn
Bài cùng chuyên mục
  • PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYỄN VĂN CỪ VỮNG MẠNH, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ TRONG THỜI KỲ MỚI (12/19/2024 9:00:00 AM)

              Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ được thành lập theo Quyết định số 1798-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị, gồm: Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ; Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Đào tạo cán bộ tỉnh; Trường Huấn luyện cán bộ Đoàn, đội tỉnh. Mặc dù qua nhiều lần tách, nhập, đổi tên, thay đổi mô hình tổ chức bộ máy và vị trí đặt trụ sở, nhưng xuyên suốt lịch sử, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ về cơ bản là mang tính chất và thực hiện chức năng nhiệm vụ của trường chính trị tỉnh (thuộc hệ thống trường Đảng). Với truyền thống hơn 60 năm xây dựng và phát triển (trường Đảng Nguyễn Văn Cừ được thành lập ngày 22/12/1963), được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, sở, ngành, địa phương, 5 năm qua, đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động và học viên nhà trường đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, đạt các tiêu chí trường chính trị chuẩn mức 1 theo Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư. Đây là niềm vinh dự to lớn và cũng là nguồn động lực quan trọng để viên chức, người lao động và học viên nhà trường tiếp tục đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, vững bước trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

  • BÀI HỌC KINH NGHIỆM HƠN 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN – NGUỒN LỰC NỘI SINH ĐỂ TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYỄN VĂN CỪ VỮNG BƯỚC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI (12/19/2024 9:00:00 AM)

              Ngày 18/11/1963, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Đảng bộ Khu Hồng Quảng và Đảng bộ tỉnh Hải Ninh. Thực hiện chủ trương về kiện toàn các cơ quan cấp tỉnh, ngày 22/12/1963, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh quyết định thành lập Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ để thực hiện nhiệm vụ “huấn luyện cán bộ” cho hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Qua quá trình lịch sử, do yêu cầu nhiệm vụ mỗi thời điểm, trường đã có 5 lần tách, nhập, sắp xếp lại mô hình hoạt động.

  • XÂY DỰNG HỆ GIÁ TRỊ CỐT LÕI TẠO SỨC LAN TỎA NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRƯỜNG ĐẢNG TỚI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TOÀN TỈNH (12/19/2024 8:26:00 AM)

              Phương châm giáo dục lý luận chính trị được Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xác định “Người học là trung tâm; người thầy là động lực; nhà trường là nền tảng’. Do đó, việc xây dựng văn hóa trường Đảng có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tạo lan tỏa các giá trị chuẩn mực về tri thức, niềm tin, lý tưởng, hành động, đạo đức. Vì vậy, việc xác định giá trị cốt lõi văn hóa Trường Đảng là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Quảng cáo
  • admin1
  • admin1
  • thông báo tuyển sinh
  • thông báo tuyển sinh
  • Công chức
  • Công chức
  • Hành chính công
  • Hành chính công
  • Công báo quảng ninh
  • Công báo quảng ninh
  • Văn bản pháp luật
  • Văn bản pháp luật
Video
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2024
Phóng sự Xây dựng Trường ĐTCB Nguyễn Văn Cừ đạt chuẩn mức 1
Lễ đón nhận trường chuẩn mức 1
Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ
Tin mới
Tin tiêu điểm
Tin đọc nhiều
Website liên kết
Website liên kết
Fanpage
Tháng này: 398,736 Tháng trước: 2,141,140 Tất cả: 3,732,395
-->