BÀI HỌC KINH NGHIỆM HƠN 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN – NGUỒN LỰC NỘI SINH ĐỂ TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYỄN VĂN CỪ VỮNG BƯỚC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI

BÀI HỌC KINH NGHIỆM HƠN 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN –  NGUỒN LỰC NỘI SINH ĐỂ TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYỄN VĂN CỪ VỮNG BƯỚC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI

          Ngày 18/11/1963, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Đảng bộ Khu Hồng Quảng và Đảng bộ tỉnh Hải Ninh. Thực hiện chủ trương về kiện toàn các cơ quan cấp tỉnh, ngày 22/12/1963, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh quyết định thành lập Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ để thực hiện nhiệm vụ “huấn luyện cán bộ” cho hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Qua quá trình lịch sử, do yêu cầu nhiệm vụ mỗi thời điểm, trường đã có 5 lần tách, nhập, sắp xếp lại mô hình hoạt động.

          Trải qua 61 năm xây dựng và phát triển, dù ở hoàn cảnh nào, cán bộ, viên chức, người lao động và học viên của Nhà trường cũng luôn nỗ lực cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, tỉnh Quảng Ninh luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, nhất là trước các cuộc chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ lần 1 (1965 – 1968), lần 2 (1972 – 1973) và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Cán bộ, giảng viên và cả học viên “thường xuyên phải chuyển địa điểm, sơ tán; nơi học, nơi ở đều phải dựa vào nhân dân và chính quyền địa phương…”1. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hậu quả nặng nề của chiến tranh vẫn còn ảnh hưởng, gây không ít khó khăn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. “Chế độ bao cấp kéo dài, khủng hoảng kinh tế- xã hội sâu sắc gây nên những khó khăn chồng chất đối với cả người dạy và người học. Kinh phí mở lớp do tỉnh cấp hạn hẹp và với đồng lương còn ít ỏi, mất giá, nhà trường phải dựa vào dân mượn đất tăng gia, nhặt than, chăn nuôi gia súc…”2. Những năm đầu đổi mới, đất nước lại rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng. Đặc biệt, năm 1991, mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới lâm vào thoái trào, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị lại đứng trước rất nhiều khó khăn từ những băn khoăn, lo lắng của cán bộ, đảng viên.

          Với bản lĩnh của những người chiến sỹ cách mạng tiên phong trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, cán bộ, giảng viên của Nhà trường đã kiên cường đứng vững, luôn chủ động, sáng tạo trong xây dựng chương trình, nội dung, linh hoạt về hình thức tổ chức các lớp. Do đó, đã có đóng góp quan trọng vào xây dựng đội ngũ cán bộ của Tỉnh vững về tư tưởng chính trị, luôn thấm nhuần chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng. Từ đó, góp phần biến sức mạnh tinh thần của công tác tư tưởng trở thành sức mạnh vật chất, làm nên những thành tích nổi bật của Tỉnh trong 61 năm qua, đưa “Quảng Ninh vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc”3. Từ những nỗ lực vượt khó đi lên và từ những kết quả đã đạt được trong 61 năm qua, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu.

          Một là, giữ vững chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Tỉnh là điều kiện quan trọng hàng đầu để khẳng định và phát huy vai trò của Nhà trường. Sứ mệnh cao cả của Nhà trường được giao đó là tham mưu, giúp cho cấp ủy thực hiện “công việc gốc của Đảng” – công tác huấn luyện cán bộ. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, lúc thuận lợi cũng như khi khó khăn, mọi hoạt động của Nhà trường đều phải hướng đến mục tiêu giữ vững chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; vì nhiệm vụ chính trị của đất nước và địa phương mà nỗ lực phấn đấu. Trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, công tác giáo dục lý luận chính trị phải làm cho cán bộ thấm nhuần đường lối đấu tranh, phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường, luôn sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước, với những yêu cầu nhiệm vụ, bối cảnh mới, cán bộ, đảng viên phải đối mặt với những tác động từ toàn cầu hóa, mặt trái cơ chế thị trường, in-tơ-nét, mạng xã hội, đặc biệt là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch...Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải không ngừng củng cố, nâng cao bản lĩnh chính trị, giúp cho mỗi cán bộ biết nâng cao khả năng “miễn nhiễm” những thông tin xấu, độc, xuyên tạc, chống phá; tự trang bị cho mình những “vắc xin” phòng, tránh, ngăn ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đặc biệt, phải không ngừng bồi dưỡng, nâng cao tính Đảng, mở rộng tầm nhìn, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý trước yêu cầu mới. Để đáp ứng những yêu cầu trên đây, phải hết sức chú trọng nâng cao chất lượng từng bài giảng, chuyên đề, cho đến nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng thời điểm.

          Hai là, luôn bám sát mục tiêu của quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đó là: nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị; củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; mở rộng tầm nhìn, nâng cao năng lực tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ.

          Đội ngũ cán bộ muốn thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, quản lý thì người cán bộ cần phải có phẩm chất chính trị và năng lực công tác. V.I. Lênin đã từng nói: “Không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng. Chỉ đảng nào có được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong”4. Để thực sự xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân thì người cán bộ phải thật sự thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt được mục đích thì phải cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”5. Bởi vậy, trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phải luôn quán triệt phương châm lý luận gắn liền với thực tiễn; phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, bối cảnh đất nước, địa phương mà xây dựng nội dung, chương trình, giáo án, bài giảng cho phù hợp, thiết thực; bảo đảm cân đối cả bốn mặt: Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kỹ năng lãnh đạo, quản lý, thực thi công vụ; tác phong, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân.

          Trong thời kỷ đổi mới hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, cán bộ, đảng viên cũng đứng trước rất nhiều thách thức phải vượt qua, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thực sự có bản lĩnh “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách, dám hành động vì lợi ích chung”. Vì vậy, trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải bám sát mục tiêu, giúp cho cán bộ vừa nắm vững lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có niềm tin khoa học vào đường lối đổi mới và vai trò lãnh đạo của Đảng, song đồng thời cũng phải hình thành cho cán bộ những kỹ năng mới trong xu hướng quản trị tiên tiến, hiện đại, năng động, sáng tạo, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trước những thách thức của thực tiễn đặt ra.

          Ba là, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ giảng viên có đủ phẩm chất, uy tín, năng lực, thực sự “trung thành, sáng tạo, cống hiến” vì sự nghiệp giáo dục, nghiên cứu lý luận chính trị.

          Đối với trường Đảng, hoạt động giảng dạy và nghiên cứu lý luận bao giờ cũng là trụ cột, cốt lõi và gắn liền với đội ngũ giảng viên; cùng với đó là công tác tổ chức, quản lý, phục vụ các lớp tạo nên “giá trị cốt lõi” của Nhà trường. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ giảng viên phải luôn được đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu, thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, tiên phong, trụ cột xây dựng nhà trường vững mạnh.

          Hiện nay, trước những yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước trương kỷ nguyên mới, công đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cũng đứng trước những khó khăn thách thức mới với những yêu cầu ngày càng cao. Đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu của Nhà trường phải được chuẩn hóa, được đào tạo bài bản, chuyên sâu; thực sự nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng; có năng lực phát hiện, tổng kết, cập nhật những vấn đề mới, nhất là từ thực tiễn cơ sở.

          Người cán bộ trường Đảng không chỉ vững kiến thức, thành thạo phương pháp mà còn phải thực sự là những người nêu gương về đạo đức cách mạng, đạo đức của người làm thầy. Có như vậy, những bài giảng, những buổi thuyết trình mới có tính thuyết phục cao, mang lại nguồn cảm hứng, thôi thúc hành động tích cực cho người học. Bên cạnh đó, người cán bộ trường Đảng cũng phải có khả năng nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; biết kết hợp, gắn bó chặt chẽ giữa hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động giảng dạy, để hai lĩnh vực này bổ trợ cho nhau, từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả được giao.

          Bốn là, chú trọng toàn diện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giữ vững kỷ cương, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo của cán bộ, giảng viên và học viên để vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện phương châm “người học là trung tâm, người thầy là động lực, nhà trường là nền tảng”, thì “nền tảng” ở đây phải được xác định đó là hệ thống các quy chế, quy định quản lý nội bộ cũng như quản lý đào tạo, bồi dưỡng. Cùng với đó là phải chú trọng xây dựng văn hóa trường Đảng, giữ vững kỷ luật kỷ cương trong giảng dạy và học tập; thường xuyên quan tâm giáo dục truyền thống, phát huy tinh thần đoàn kết, vai trò chủ động, sáng tạo của cán bộ, giảng viên, học viên và từng bộ phận trong nhà trường. Đây chính là nguồn sức mạnh to lớn để nhà trường vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong các giai đoạn phát triển.

          Năm là, coi trọng công tác xây dựng Đảng, đoàn thể vững mạnh là yếu tố then chốt trong quá trình phát triển của Nhà trường. Xây dựng Đảng bộ, cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể vững mạnh không chỉ là yêu cầu tất yếu khách quan của công cuộc đổi mới, mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi Trường được xác định là đơn vị duy nhất cấp tỉnh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức của Tỉnh. Các đồng chí cấp ủy nhà trường và các chi bộ phải thực sự là hạt nhân nêu gương về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, phương pháp tư duy, năng lực lãnh đạo, quản lý. Mỗi chi bộ và từng cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động phải luôn nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, giữ chuẩn mực trong các mối quan hệ với đồng chí, đồng nghiệp; ứng xử với học viên, khách đến liên hệ giải quyết công việc; ứng xử với cấp trên; ứng xử nơi công cộng...Các tổ chức đoàn thể phải luôn phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, phát động, cổ vũ, động viên các phong trào thi đua hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị.

          Sáu là, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy và phát huy truyền thống tốt đẹp, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của Nhà trường. Chặng đường 61 năm qua, Nhà trường đã trải qua biết bao những bước thăng trầm, tách, nhập, hợp nhất, thay đổi vị trí trụ sở, chuyển đổi nội dung, chương trình, mô hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Song “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong mọi hoạt động vẫn mang bản chất, đặc trưng rõ nét của trường Đảng. Trong mọi hoàn cảnh, trước mọi khó khăn, thử thách, đặc biệt với niềm vinh dự, tự hào về ngôi trường Đảng mang tên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên của Nhà trường đều luôn nêu cao ý chí tự cường, phát huy truyền thống bất khuất của quê hương vùng Mỏ anh hùng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

          Những bài học quý báu trên đây chính là nguồn sức mạnh nội sinh mà mỗi cán bộ, đảng viên, học viên, viên chức, người lao động của Nhà trường phải thấm nhuần, phát huy mạnh mẽ, biến trở thành những việc làm cụ thể hằng ngày để góp sức xây dựng Nhà trường ngày càng phát triển. Qua đó góp sức cùng Đảng bộ, Chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thành công khát vọng xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh “kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, hiện đại”, vững bước trên con đường đổi mới và hội nhập trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc./.

Th.S Phạm Hữu Kiên - Phó Hiệu trưởng

0 vote
Bài mới hơn
Bài cùng chuyên mục
  • BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYỄN VĂN CỪ TỈNH QUẢNG NINH (12/19/2024 9:00:00 AM)

              Trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo, việc bồi dưỡng phát triển kỹ năng giảng dạy và phương pháp sư phạm không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm trọng tâm của các cơ sở giáo dục. Khoa Nhà nước và Pháp luật thuộc Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh đã xác định đây là một trong những định hướng xuyên suốt nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

  • PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYỄN VĂN CỪ VỮNG MẠNH, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ TRONG THỜI KỲ MỚI (12/19/2024 9:00:00 AM)

              Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ được thành lập theo Quyết định số 1798-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị, gồm: Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ; Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Đào tạo cán bộ tỉnh; Trường Huấn luyện cán bộ Đoàn, đội tỉnh. Mặc dù qua nhiều lần tách, nhập, đổi tên, thay đổi mô hình tổ chức bộ máy và vị trí đặt trụ sở, nhưng xuyên suốt lịch sử, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ về cơ bản là mang tính chất và thực hiện chức năng nhiệm vụ của trường chính trị tỉnh (thuộc hệ thống trường Đảng). Với truyền thống hơn 60 năm xây dựng và phát triển (trường Đảng Nguyễn Văn Cừ được thành lập ngày 22/12/1963), được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, sở, ngành, địa phương, 5 năm qua, đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động và học viên nhà trường đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, đạt các tiêu chí trường chính trị chuẩn mức 1 theo Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư. Đây là niềm vinh dự to lớn và cũng là nguồn động lực quan trọng để viên chức, người lao động và học viên nhà trường tiếp tục đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, vững bước trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

  • XÂY DỰNG HỆ GIÁ TRỊ CỐT LÕI TẠO SỨC LAN TỎA NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRƯỜNG ĐẢNG TỚI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TOÀN TỈNH (12/19/2024 8:26:00 AM)

              Phương châm giáo dục lý luận chính trị được Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xác định “Người học là trung tâm; người thầy là động lực; nhà trường là nền tảng’. Do đó, việc xây dựng văn hóa trường Đảng có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tạo lan tỏa các giá trị chuẩn mực về tri thức, niềm tin, lý tưởng, hành động, đạo đức. Vì vậy, việc xác định giá trị cốt lõi văn hóa Trường Đảng là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Quảng cáo
  • admin1
  • admin1
  • thông báo tuyển sinh
  • thông báo tuyển sinh
  • Công chức
  • Công chức
  • Hành chính công
  • Hành chính công
  • Công báo quảng ninh
  • Công báo quảng ninh
  • Văn bản pháp luật
  • Văn bản pháp luật
Video
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2024
Phóng sự Xây dựng Trường ĐTCB Nguyễn Văn Cừ đạt chuẩn mức 1
Lễ đón nhận trường chuẩn mức 1
Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ
Tin mới
Tin tiêu điểm
Tin đọc nhiều
Website liên kết
Website liên kết
Fanpage
Tháng này: 404,064 Tháng trước: 2,141,140 Tất cả: 3,737,723
-->