“TRUNG THÀNH, SÁNG TẠO, CỐNG HIẾN” QUYẾT TÂM SỚM HOÀN THÀNH CÁC TIÊU CHÍ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN MỨC 2 TRONG NHIỆM KỲ 2025 - 2030

“TRUNG THÀNH, SÁNG TẠO, CỐNG HIẾN”  QUYẾT TÂM SỚM HOÀN THÀNH CÁC TIÊU CHÍ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN MỨC 2 TRONG NHIỆM KỲ 2025 - 2030

          Đại hội Đảng bộ Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ lần thứ II (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025: Hướng tới chuẩn hóa nội dung, chương trình, đội ngũ, cơ sở vật chất; xây dựng trường học thông minh gắn với phấn đấu đạt tiêu chí trường chính trị chuẩn vào năm 2025. Tháng 5 năm 2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Quy định số 11-QĐ/TW về trường chính trị chuẩn, đã tạo bước đột phá về thể chế, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, đảng viên Đảng bộ trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội. Sau 5 năm triển khai thực hiện, đã có nhiều chỉ tiêu vượt mức Nghị quyết Đại hội đề ra, trong đó có các tiêu chí trường chính trị chuẩn mức 1, tạo tiền đề quan trọng để bứt phá, vươn lên phấn đấu đạt chuẩn 2 trong nhiệm kỳ mới (2025 - 2030).

          HOÀN THÀNH VÀ HOÀN THÀNH VƯỢT MỨC NHIỀU TIÊU CHÍ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN MỨC 1

          Tháng 12 năm 2025 Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ đã vinh dự được đón nhận Bằng công nhận Trường chuẩn mức 1. Trong báo cáo đánh giá của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã ghi nhận trường đạt 55/55 chỉ tiêu và có nhiều tiêu chí đã đạt và vượt chuẩn mức 2, trong đó nổi bật là:

           Thể chế, quy định ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động. Đảng ủy Trường đã xác định rõ các trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chủ động rà soát, ban hành động bộ hệ thống quy chế, quy định quản lý, vận hành toàn diện mọi mặt hoạt động. Đặc biệt, đã tham mưu và ban hành một số cơ chế, chính sách tạo đột phát cho sự phát triển của Trường như: Đề án “Xây dựng Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ đạt chuẩn, giai đoạn 2022 - 2027, định hướng đến năm 2030”; Thông báo số 308-TB/TU, ngày 11/8/2021 của Thường trực Tỉnh ủy xác định: “Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức duy nhất ở cấp tỉnh”; Chính sách hỗ trợ, khuyến khích giảng viên đào tạo tiến sỹ; duy trì có nền nếp, hiệu quả hoạt động của Hội đồng điều hành công tác đào tạo, bồi dưỡng cấp tỉnh do đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch; Đề án “Quản lý vận hành cơ sở vật chất giai đoạn 2019 - 2023”; Nghị quyết số 76-NQ/ĐU “Về nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học giai đoạn 2020-2025”; Nghị quyết số 102-NQ/ĐU về “Xây dựng Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ đạt tiêu chí trường chính trị chuẩn vào năm 2025”…

          Công tác xây dựng đội ngũ, cán bộ, viên chức, nhất là đội ngũ giảng viên được quan tâm, tạo sự chuyển biến rõ rệt về cơ cấu, chất lượng. Đảng ủy thường xuyên chỉ đạo rà soát đội ngũ, tham mưu, xin ý kiến Tỉnh ủy việc sắp xếp, cơ cấu lại, xây dựng đội ngũ theo hướng chuẩn hóa, bám sát các tiêu chí trường chính trị chuẩn. Trong nhiệm kỳ đã cử  369  lượt cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, đào tạo Tiến sỹ 9 đồng chí; đào tạo thạc sỹ 5 đồng chí; đào tạo văn bằng 2 đại học 5 đồng chí; đào tạo ngoại ngữ 5 đồng chí; đào tạo cao cấp lý luận chính trị 5 đồng chí; đào tạo trung cấp lý luận chính trị 8 đồng chí; bồi dưỡng lãnh đạo cấp sở, cấp phòng 33 đồng chí; bồi dưỡng chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính 18 đồng chí; bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác – Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh 38 đồng chí; bồi dưỡng khác 242 lượt.Đến nay, số lượng cán bộ, viên chức thuộc các bộ phận theo Quy định số 09-QĐi/TW là 46 người. Trong đó, có 36 giảng viên, đạt tỷ lệ 78,3% (gồm 26 giảng viên cơ hữu và 10 giảng viên kiêm nhiệm) được chuẩn hóa cả về chuyên môn, lý luận chính trị và nghiệp vụ với trên 97% giảng viên có trình độ chuyên môn thạc sĩ trở lên (trong đó, có 3 tiến sỹ và 9 đang học nghiên cứu sinh). 100% giảng viên và giảng viên kiêm nhiệm có Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy tích cực và Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; trên 70% giảng viên giữ ngạch giảng viên chính. Hằng năm 100%, giảng viên được cử đi nghiên cứu thực tế, thao giảng, dự giờ, duyệt giảng cấp khoa, cấp trường; nhiều giảng viên đạt danh hiệu xuất sắc tại các Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc và đạt giải cao tại các Hội thi báo cáo viên cấp Tỉnh. Đặc biệt tại 3 kỳ thi giảng viên giỏi toàn quốc gần đây (năm 2017, 2021, 2023), 100% giảng viên của Nhà trường tham gia Hội thi đều đạt danh hiệu giảng viên dạy giỏi và xuất sắc (4/7 giảng viên đạt giảng viên dạy giỏi xuất sắc).

          Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng được tăng cường, giữ vững kỷ luật, kỷ cương giảng dạy và học tập. Nhà trường đã tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cho tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; kịp thời đề xuất các cơ chế, chính sách, quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; tích cực phối hợp nghiên cứu, xây dựng, triển khai nhiều đề án, đề tài, chuyên đề nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo tạo, bồi dưỡng.

          Quy mô các lớp ngày càng được mở rộng; công tác tuyển sinh các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảm bảo chặt chẽ, khoa học, đúng quy định; hình thức tuyển sinh các lớp theo nhu cầu xã hội có nhiều đổi mới, đa dạng, hiệu quả. Hình thức tổ chức lớp được đổi mới theo hướng linh hoạt, vừa đảm bảo chỉ tiêu đào tạo tập trung và nhu cầu “vừa học, vừa làm” của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nhà trường là một trong những trường chính trị đầu tiên tổ chức các lớp theo hình thức trực tuyến để thích ứng với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vừa đảm bảo tiến độ, kế hoạch học tập của các lớp và cũng là trường duy nhất được Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thí điểm tổ chức lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung tại Trường. Trong nhiệm kỳ, đã tổ chức, quản lý 811 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 36.188 lượt học viên. Trong đó, 71 lớp đào tạo về trình độ lý luận chính trị; 716 lớp bồi dưỡng; 23 lớp liên kết, phối hợp đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, lớp ngoại ngữ, tin học...

          Phương pháp giảng dạy có nhiều đổi mới theo hướng chuyển từ dạy - học thụ động sang dạy - học chủ động với phương châm “lý luận gắn với thực tiễn”, “người thầy là động lực, người học là trung tâm, nhà trường là nền tảng”. Các bài giảng được lồng ghép bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cập nhật những vấn đề mới, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giảng dạy. Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo nghiêm túc, khoa học, chặt chẽ, từng bước khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị; công tác kiểm tra, thanh tra, đổi mới hình thức thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện bài bản, nghiêm túc và nhiều đổi mới. Hội thi “Học viên học giỏi lý luận chính trị” được tổ chức định kỳ với cách làm có nhiều sáng tạo, đổi mới thu hút đông đảo học viên tham gia...

          Hoạt động nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh và có nhiều bước đột phá. Đảng ủy đã ban hành nghị quyết chuyên đề về nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, giai đoạn 2020 - 2025, qua triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng so với nhiệm kỳ trước, với 6/9 chỉ tiêu đạt vượt chuẩn mức 1 và đạt chuẩn mức 2 điển hình: (1) Về đề tài, đề án: Đã và đang triển khai nghiên cứu 04 đề tài khoa học cấp tỉnh; xây dựng 03 đề án trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy; nghiên cứu thành công 29 đề tài khoa học cấp Trường. Nội dung các đề tài tập trung những vấn đề thiết thực, cụ thể để nâng cao hoạt động chuyên môn, giảng dạy; có báo cáo, đề xuất, kiến nghị với các cấp, các ngành và chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu. (2) Về hội thảo, tọa đàm: Đã tổ chức 26 hội thảo, tọa đàm khoa học (17 cấp trường, 09 cấp tỉnh, cấp cụm), vượt hơn 200% so với chỉ tiêu nghị quyết và tiêu chí trường chuẩn mức 1. Các hội thảo đều được tổ chức bài bản, chất lượng, thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo, quản lý và cán bộ, giảng viên tham gia. (3) Về xuất bản sách, tài liệu, bản tin: Trong nhiệm kỳ, đã xuất bản 13 cuốn sách tham khảo, chuyên khảo, kỷ yếu khoa học (vượt chuẩn mức 1 gần 200%), hoàn thiện biên soạn 05 bộ tài liệu phục vụ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; xuất bản 18 số bản tin Thông tin lý luận và thực tiễn với 466 bài viết; có 32 bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí khoa học trong nước và quốc tế; gần 300 tin, bài được đăng tải trên website của Trường. 

          Hệ thống cơ sở vật chất được củng cố, đầu tư đồng bộ, phục vụ kịp thời cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Nhà trường đã được trang bị cơ bản đầy đủ cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật phục vụ việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu; đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; bảo đảm quy mô học tập trung. Với khuôn viên 70.000m2 đầy đủ các hạng mục: khu nhà làm việc; 3 khu giảng đường và hội trường lớn, thư viện; khu nhà ký túc xá; nhà ăn; nhà thi đấu thể thao đa năng; sân thể thao ngoài trời... Hệ thống trang, thiết bị được đầu tư mới đồng bộ, hiện đại, đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.

          Văn hóa trường Đảng được chú trọng quan tâm, tạo sức mạnh nội sinh thúc đẩy nâng cao chất lượng toàn diện các mặt hoạt động

Đảng bộ đã chỉ đạo xây dựng quy định về ứng xử văn hóa trường Đảng gắn với thực hiện các quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; bảo đảm tính hệ thống, dễ nhớ, dễ triển khai. Trong đó, chú trọng các giá trị tính Đảng, hướng tới xây dựng môi trường làm việc minh bạch, tiên tiến, hiện đại, với những đặc trưng căn bản là: Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc; cống hiến trong thực thi nhiệm vụ; đoàn kết, dân chủ, kỷ cương; tích cực đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý, phục vụ…

          Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

          Giai đoạn 2020 - 2025 đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến, có thành tích cao được nhận các danh hiệu thi đua: 07 lượt tập thể, 70 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 50 lượt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 07 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; 05 lượt tập thể lao động xuất sắc; 04 tập thể, 31 cá nhân được tặng Bằng khen của UBND tỉnh và Học viện; 01 cá nhân được nhận Huân chương Lao động hạng III; 02 cá nhân được tặng Bằng khen Thủ tướng chính phủ; 05 tập thể, 121 cá nhân được tặng Giấy khen Hiệu trưởng... Nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất; 04 Cờ Thi đua (trong 01 Cờ Thi đua Chính phủ, 01 Cờ Thi đua Học viện, 02 Cờ Thi đua UBND tỉnh); 05 Bằng khen của Học viện và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh...

          QUYẾT TÂM PHẤN ĐẤU SỚM ĐẠT CHUẨN 2 TRONG NHIỆM KỲ 2025 – 2030

          Giai đoạn 2025 - 2030, đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực phấn đấu trở thành “một tỉnh tiêu biểu của cả nước về mọi mặt; tỉnh kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, hiện đại”. Từ đây, cũng đặt Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ trước sứ mệnh, vai trò, trách nhiệm ngày càng nặng nề hơn, với quyết tâm chính trị cao hơn.

          Để tiếp tục phấn đấu vươn lên sớm đạt chuẩn mức 2 theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên Đảng bộ trường luôn xác định rõ vai trò, sứ mệnh của mình, nhiệm kỳ 2025 - 2030 sẽ tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp:

          Một là: Tập trung quán triệt, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng Trường các tiêu chí chuẩn mức 2, nêu cao trách nhiệm và tạo sự quyết tâm cao trong toàn thể cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động, học viên.

          Hai là: Tiếp tục rà soát, tham mưu Tỉnh ủy và chủ động nghiên cứu, ban hành đồng bộ, toàn diện hệ thống các quy định, quy chế về quản lý, vận hành, xây dựng, phát triển nhà trường; về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, quản lý, phục vụ của Nhà trường theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, công khai, minh bạch, hiệu quả, phát huy tối đa tinh thần chủ động, sáng tạo của cán bộ, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ.

          Ba là: Kiện toàn, sắp xếp tổ chức, bộ máy, xây dựng đội ngũ giảng viên Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp mẫu mực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực sư phạm, phong cách làm việc khoa học, thực sự trở thành lực lượng tiên phong, nòng cốt trên mặt trận công công tác giáo dục và nghiên cứu lý luận của Đảng bộ tỉnh.

          Bốn là: Đẩy mạnh đổi mới, chuẩn hóa nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện tốt phương châm “người học là trung tâm, giảng viên là động lực, nhà trường là nền tảng”, “gắn lý luận với thực tiễn”; nêu cao trách nhiệm, sự chủ động, tích cực của cán bộ, đảng viên trong việc học tập, nghiên cứu lý luận chính trị; đẩy mạnh phòng, chống các biểu hiện lười học, ngại học lý luận; gắn việc học lý luận với rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, củng cố vững chắc niềm tin của cán bộ, đảng viên với Đảng, Nhà nước, chế độ.

          Năm là: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, đổi mới sáng tạo; Chú trọng tính mới, tính phát hiện, tính ứng dụng của các đề tài, sản phẩm, công trình khoa học theo hướng góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình, tài liệu phục công tác đào tạo, bồi dưỡng; cung cấp những luận cứ khoa học, cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc hoạch định, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở, ngành, địa phương; đặc biệt là cung cấp những luận cứ để khẳng định những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm rõ sự phát triển, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong đó có thực tiễn sinh động tại Quảng Ninh, đồng thời góp phần đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

          Sáu là: Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và xây dựng văn hóa trường Đảng; thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động Xây dựng phong cách người cán bộ trường Đảng trung thành, sáng tạo, cống hiến vì sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu lý luận chính trị”; phát huy dân chủ, kỷ cương, đoàn kết, tiếp tục nâng cao ý thức, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân cho đội ngũ cán bộ, giảng viên.

          Bảy là: Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất, gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong mọi hoạt động của Nhà trường, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ công tác tổ chức, quản lý, phục vụ các lớp và mọi mặt hoạt động của Nhà trường.

Với niềm vinh dự, tự hào về ngôi trường mang tên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và truyền thống hơn 60 năm xây dựng, phát triển; để xứng đáng với lòng mong mỏi, sự tin tưởng của cấp ủy, chính quyền địa phương, cán bộ, đảng viên Đảng bộ Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ quyết tâm nỗ lực phấn đấu sớm đạt tiêu chí trường chính trị chuẩn mức 2, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng, phát triển tỉnh Quảng Ninh cất cánh vươn xa, trở thành một tỉnh giàu mạnh, văn minh, hiện đại trong một kỷ nguyên phát triển mới của đất nước./.

Th.S Phạm Thùy Dương - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng

 

0 vote
Bài mới hơn
Bài cùng chuyên mục
Quảng cáo
  • admin1
  • admin1
  • thông báo tuyển sinh
  • thông báo tuyển sinh
  • Công chức
  • Công chức
  • Hành chính công
  • Hành chính công
  • Công báo quảng ninh
  • Công báo quảng ninh
  • Văn bản pháp luật
  • Văn bản pháp luật
Video
10 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2024
Phóng sự Xây dựng Trường ĐTCB Nguyễn Văn Cừ đạt chuẩn mức 1
Lễ đón nhận trường chuẩn mức 1
Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ
Tin mới
  • Mô hình sinh hoạt “Chi Bộ 35” – Điểm nhấn nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của ĐảngMô hình sinh hoạt “Chi Bộ 35” – Điểm nhấn nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
  • “TRUNG THÀNH, SÁNG TẠO, CỐNG HIẾN”  QUYẾT TÂM SỚM HOÀN THÀNH CÁC TIÊU CHÍ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN MỨC 2 TRONG NHIỆM KỲ 2025 - 2030“TRUNG THÀNH, SÁNG TẠO, CỐNG HIẾN” QUYẾT TÂM SỚM HOÀN THÀNH CÁC TIÊU CHÍ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN MỨC 2 TRONG NHIỆM KỲ 2025 - 2030
  • ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYỄN VĂN CỪ TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI LẦN THỨ III, NHIỆM KỲ 2025 - 2030ỄN VĂN CỪ  TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI LẦN THỨ III, NHIỆM KỲ 2025 - 2030ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYỄN VĂN CỪ TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI LẦN THỨ III, NHIỆM KỲ 2025 - 2030ỄN VĂN CỪ TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI LẦN THỨ III, NHIỆM KỲ 2025 - 2030
  • Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ "Địa chỉ đỏ" bồi dưỡng, đào tạo cán bộ
  • Đẩy mạnh học tập và làm theo Bác gắn với xây dựng văn hóa trường ĐảngĐẩy mạnh học tập và làm theo Bác gắn với xây dựng văn hóa trường Đảng
Tin tiêu điểm
Tin đọc nhiều
Website liên kết
Website liên kết
Fanpage