KẾT QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC THỰC TẾ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH QUẢNG NINH

KẾT QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC THỰC TẾ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH QUẢNG NINH

     Thực hiện Quyết định số 737-QĐ/TU ngày 13/11/2017 của tỉnh ủy Quảng Ninh về Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức thực tế đối với cán bộ, giảng viên, giáo viên”, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm việc cử giảng viên đi nghiên cứu thực tế nhằm bổ sung kiến thức thực tiễn, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nhà trường.

     Thực hiện chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Nhà nước pháp luật thực hiện chuyên môn giảng dạy các lớp bồi dưỡng và trung cấp LLCT, trong đó một số nội dung gắn với công tác cải cách hành chính. Với nội dung này, thời gian qua, mô hình Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm triển khai theo Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 28/10/2015 là cách làm mới chưa có tiền lệ, là địa phương đầu tiên trên cả nước thực hiện và được ghi nhận với nhiều thành công. Mô hình đã được nhân rộng và góp phần nâng cao chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam theo quy định của Liên hợp quốc, với mục tiêu tổ chức hoạt động của Trung tâm ở cấp độ cao hơn, chuyên nghiệp hơn, đó là các TTHC có đủ điều kiện phải được thực hiện theo nguyên tắc 5 tại chỗ Tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu, trả kết quả” (được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí: Dịch vụ công trực tuyến; hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực. Nên chúng tôi, lựa chọn đây là nội dung đi nghiên cứu thực tế rất hữu ích phục vụ cho công tác giảng dạy, gắn lý luận với thực tiễn. Trên cơ sở đó chúng tôi đã nhận thức và gặt hái được những kết quả nghiên cứu thực tế tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh như sau:

     Thứ nhất, đội ngũ giảng viên hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm không chồng chéo với các cơ quan, đơn vị khác, đồng thời bảo đảm sự kết nối cao, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết TTHC dưới sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của Trung tâm. Với vai trò làm đầu mối và là nơi để các cơ quan, đơn vị cử công chức, viên chức đến thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết TTHC của tổ chức, cá nhân, Trung tâm không trực tiếp giải quyết TTHC thay cho các cơ quan, đơn vị, nhưng cán bộ Trung tâm được bố trí tham gia ở một số khâu trong quy trình giải quyết TTHC. Đó là việc hướng dẫn, bước đầu cung cấp các thông tin cho tổ chức, cá nhân, trình tự thực hiện các bước trong giải quyết TTHC; thu phí, lệ phí tập trung đối với tất cả các TTHC có phát sinh phí, lệ phí tại một nơi; thực hiện việc đóng dấu của các sở, ngành tại Trung tâm và trả kết quả giải quyết TTHC tập trung cho tổ chức, cá nhân tại một đầu mối để theo dõi, giám sát độc lập, đôn đốc việc giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị đảm bảo tuân thủ theo đúng quy trình và thời gian quy định.

      Thứ hai, đội ngũ giảng viên tìm hiểu số liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, đó là kết quả giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) nhiều nhất toàn tỉnh, với 1.438 thủ tục. Trong đó, 1.360 TTHC của các sở, ngành thuộc tỉnh; 59 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; 18 TTHC của ngành điện và 1 TTHC của ngành nước. Vào đợt cao điểm, trung bình mỗi ngày trụ sở Trung tâm đón hàng ngàn lượt người dân, doanh nghiệp đến giải quyết TTHC. Thời gian giải quyết THHC rút ngắn từ 40 đến 50%. Gần 100% TTHC thuộc thẩm quyền của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện theo nguyên tắc “4 tại chỗ”; 22 sở, ngành, đơn vị trực thuộc sử dụng con dấu thứ 2 tại Trung tâm để giải quyết TTHC theo nguyên tắc “5 tại chỗ”...

      Thứ ba, đoàn nghiên cứu, nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Trung tâm. Nhìn chung, đội ngũ này phải được lựa chọn từ những người có năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, có phẩm chất đạo đức, kỹ năng giao tiếp tốt. Về chức vụ, cơ bản phải từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên, có đủ thẩm quyền trực tiếp thẩm định, giải quyết TTHC của ngành ngay tại Trung tâm. Thời hạn làm việc tại Trung tâm từ 12 tháng trở lên. Các sở, ngành đã đẩy mạnh việc phân công cho cấp phó, phân cấp, ủy quyền đến mức tối đa cho công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Trung tâm, phải đáp ứng được theo yêu cầu chung về trách nhiệm, thái độ phục vụ tận tình trong thực thi công vụ, tạo được niềm tin và sự thân thiện với tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết TTHC tại Trung tâm. Đội ngũ này được đánh giá, nhận xét rất chặt chẽ, được tổ chức thực hiện theo đúng quy chế, với các tiêu chí đánh giá cụ thể như về việc chấp hành kỷ luật kỷ cương hành chính, văn hóa văn minh công sở; thái độ giao tiếp, ứng xử với công dân; chất lượng công tác tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết hồ sơ TTHC; số hồ sơ giải quyết quá hạn; số phiếu khảo sát đánh giá hài lòng của tổ chức, công dân…Mặt khác, tại Trung tâm còn có đại diện của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Thanh tra tỉnh, trực tiếp giám sát và chấn chỉnh những trường hợp vi phạm, giải quyết triệt để những vụ việc tổ chức, người dân bức xúc có phản ánh, kiến nghị. Về số lượng đối với Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh hiện nay, tổng số công chức, viên chức làm việc là 64 người.  Trong đó có 15 công chức, viên chức, nhân viên chuyên trách trực thuộc Trung tâm; 49 công chức, viên chức thuộc các Sở, ban, ngành cử đến làm nhiệm vụ tại Trung tâm, gồm 01 Trưởng phòng và tương đương, 24 phó Trưởng phòng và tương đương, 24 chuyên viên. Bên cạnh đó, có 41 cán bộ lãnh đạo các Sở, ban, ngành thường xuyên bố trí thời gian phù hợp hằng ngày ký phê duyệt TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị ngay tại Trung tâm. Về chế độ, chính sách, được tỉnh hỗ trợ cho công chức, viên chức trực tiếp làm việc tại Trung tâm phục vụ HCC các cấp, với mức 2.000.000 đồng/người/tháng để kịp thời động viên, khích lệ và trang bị đồng phục làm việc cho cán bộ theo năm đảm bảo trang trọng, lịch sự.

     Thứ tư, đánh giá về tình hình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả TTHC. Đến nay, tổng số TTHC trên địa bàn tỉnh được công bố theo quy định là 1.853 (không bao gồm các TTHC của các cơ quan ngành dọc và doanh nghiệp), trong đó, cấp tỉnh: 1.471 TTHC; cấp huyện: 280 TTHC; cấp xã: 102 TTHC. Số TTHC cấp tỉnh thực hiện giải quyết tại Trung tâm HCC là 1345/1471 thủ tục (91%), trong đó 1040/1345 thủ tục (77,3%) được thực hiện 4 bước: tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả tại Trung tâm HCC, cấp huyện là 275- 280 thủ tục thực hiện tại Trung tâm. Số TTHC không đưa vào giải quyết tại Trung tâm chủ yếu là các TTHC đặc thù, đòi hỏi việc tiếp nhận và trả kết quả trực tiếp ngay tại thời điểm và địa điểm kiểm tra ở cơ sở (Kiểm dịch động, thực vật; đăng kiểm phương tiện, ...); đối với cấp huyện 100% các TTHC đưa vào giải quyết tại Trung tâm. Số TTHC còn lại không thực hiện phê duyệt tại Trung tâm chủ yếu là TTHC thuộc thẩm quyền phê duyệt của Trung ương, các Bộ, ngành, Tổng cục, TTHC thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh. Đối với cấp huyện, có từ 98% - 100% TTHC thực hiện tiếp nhận, giải quyết ngay tại Trung tâm, số còn lại chỉ thực hiện tiếp nhận, thẩm định hồ sơ ban đầu tập trung vào TTHC của các cơ quan ngành dọc và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo và phối hợp với một số cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương như Công an, Thuế, Bảo hiểm Xã hội và 02 doanh nghiệp là Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh, Công ty Điện lực Quảng Ninh là những cơ quan, đơn vị có nhiều TTHC liên quan đến tổ chức, công dân đưa các TTHC vào giải quyết tại Trung tâm các cấp theo một quy trình chuẩn, thống nhất chung để phục vụ tốt nhất cho các tổ chức, cá nhân.

      Thứ năm, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ hỗ trợ được đẩy mạnh: 14/14 UBND cấp huyện và 186/186 UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; Cổng dịch vụ công đã cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, mức độ 2 (1.853/1.853 thủ tục hành chính) và trên 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; Riêng trong 2 tháng đầu năm 2019 đã có trên 64.330 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đã được tiếp nhận và xử lý qua mạng. Năm 2017 và năm 2018, chỉ số mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT Index) của Quảng Ninh đứng vị trí thứ 4 toàn quốc. Năm 2019, đứng thứ 3 trên toàn quốc.

     Tính từ ngày 01/7/2016 (thời điểm chỉ đạo triển khai đồng bộ việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh) cho đến nay, Trung tâm PVHCC tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết 25.758 hồ sơ trực tuyến, Trung tâm PVHCC các địa phương 120.924 hồ sơ; có 1.312 TTHC thực hiện tiếp nhận hồ sơ và 1.174 TTHC thực hiện trả kết quả qua đường bưu chính công ích trong tổng số 1.4369 TTHC đưa vào thực hiện tại Trung tâm (bao gồm TTHC của các cơ quan ngành dọc và doanh nghiệp. Tổng đài 1900558826 hỗ trợ giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân của các bộ phận giải quyết TTHC ở Trung tâm PVHCC tỉnh và ở 14 Trung tâm PVHCC các địa phương đang hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, đã triển khai tổ chức tốt dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ người dân trong kê khai hồ sơ TTHC với 22.485 lượt tổ chức, cá nhân từ năm 2016 đến nay.

Tuy nhiên trong quá trình vận hành, Trung tâm phục vụ HCC cũng gặp phải một số hạn chế, vướng mắc, đó là:

- Thứ nhất, về quy định pháp luật hiện hành: Ngày 23/4/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 21/6/2018; trong đó, quy định: (1) Trung tâm Phục vụ hành chính công là đơn vị hành chính đặc thù thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động; (2) Không quy định việc thành lập Trung tâm phục vụ HCC cấp huyện, việc giải quyết thủ tục hành chính thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Như vậy sẽ có khó khăn trong công tác triển khai mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công vào thời gian tiếp theo.

- Thứ hai, về rà soát thủ tục hành chính và giải quyết các TTHC: Một số Bộ, ngành chưa thường xuyên rà soát, công bố kịp thời các TTHC của ngành khi các văn bản quy phạm pháp luật có sự điều chỉnh, thay đổi trong thời gian qua nên khó khăn trong quá trình cập nhật công bố, áp dụng tại địa phương, nhất là việc xây dựng và cập nhật lại quy trình điện tử giải quyết TTHC trên hệ thống phần mềm mỗi khi có sự thay đổi TTHC, mất nhiều thời gian thực hiện.

Việc giải quyết các TTHC đã được triển khai thực hiện tốt, tỷ lệ trả đúng hạn và trước hạn cao, nhưng vẫn còn hồ sơ giải quyết TTHC quá hạn cho tổ chức, công dân (đối với cấp tỉnh cơ bản là một số TTHC phải xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương theo quy định pháp luật).

Đối với việc giải quyết các TTHC liên thông triển khai còn hạn chế, một số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các Bộ, ngành Trung ương được tiếp nhận, thẩm định hồ sơ tại địa phương giải quyết đúng hạn, nhưng khi lên Trung ương thì thường xuyên bị giải quyết quá hạn, thậm chí không có phản hồi do các Bộ, ngành Trung ương không tham gia trong quy trình giải quyết TTHC do địa phương xây dựng nên không thể kiểm soát được.

- Thứ ba, việc ủy quyền cho công chức, viên chức: được cử đến làm việc tại Trung tâm có thẩm quyền ký phê duyệt ngay các TTHC tại Trung tâm chưa thực hiện được triệt để do vướng một số quy định hiện hành. Một số TTHC quy định tại các văn bản pháp luật còn ràng buộc về trình tự, các bước giải quyết; thuộc thẩm quyền của nhiều cấp, ngành phê duyệt hoặc phải xin ý kiến của nhiều cơ quan dẫn đến không ủy quyền cho công chức, viên chức giải quyết tại Trung tâm HCC.

- Thứ tư: việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC đã được tỉnh chỉ đạo triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, đầu tư đầy đủ các điều kiện cần thiết để sẵn sàng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cho tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, một số người dân, doanh nghiệp chưa sẵn sàng thực hiện và ứng dụng, còn tâm lý truyền thống nộp hồ sơ trực tiếp và đề nghị giải quyết tại Trung tâm Hành chính công.

- Thứ năm: các phần mềm quản lý chuyên ngành liên quan đến giải quyết các TTHC triển khai từ các Bộ, ngành Trung ương xuống địa phương không kết nối liên thông, tích hợp chia sẻ dữ liệu được với hệ thống chính quyền điện tử tỉnh và phần mềm riêng khi tiếp nhận, giải quyết TTHC của tỉnh. Đồng thời, do sự cắt khúc về thông tin, các quy trình giải quyết không được ghi nhận đầy đủ trong các phần mềm của Bộ, ngành nên việc kiểm soát giải quyết TTHC không hiệu quả, tổ chức, cá nhân không thể theo dõi được tình trạng hồ sơ, mặt khác cán bộ giải quyết TTHCphải thực hiện đồng thời song song trên cả 2 hệ thống.

- Thứ sáu: về thực hiện chế độ, chính sách: Mô hình Trung tâm hoạt động theo cơ chế thí điểm nên chưa xác định được rõ ràng loại hình hoạt động, vị trí pháp lý (cơ quan hành chính hay đơn vị sự nghiệp) dẫn đến việc thực hiện các cơ chế, chính sách, việc cử đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm cho đội ngũ cán bộ chuyên trách của Trung tâm còn có hạn chế nhất định.

Với những kết quả từ chuyến đi nghiên cứu thực tế của khoa Nhà nước và pháp luật đã giúp cho đội ngũ giảng viên bổ sung thêm kiến thức thực tiễn phụ vụ cho công tác chuyên môn giảng dạy. Trong thời gian tới, chúng tôi mong rằng tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Giám hiệu nhà trường để đội ngũ giảng viên được tham gia các hoạt động như tham dự các kỳ họp HĐND tỉnh, các buổi đối thoại tiếp dân, các đoàn nghiên cứu của tỉnh...để đội ngũ ngày càng trưởng thành, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ của tỉnh trong thời gian tới./.

     Ths. Phan Thị Hải Yến - Trưởng khoa Nhà nước & pháp luật

0 vote
Bài mới hơn
Bài cùng chuyên mục
  • CHUYẾN ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TẾ NHIỀU Ý NGHĨA (8/28/2020 12:00:00 PM)

         Thực hiện Hướng dẫn số 257/HD-HVCTQG ngày 30/6/2017 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về hoạt động nghiên cứu thực tế của cán bộ, giảng viên trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; triển khai thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức thực tế đối với cán bộ, giảng viên, giáo viên năm 2020”; trong 02 ngày 20 và 21/8 04 giảng viên Khoa Nhà nước và pháp luật gồm: Trần Thị Thu Trang, Tô Thị Thanh Lê, Đặng Thị Kiều Liên, Nguyễn Thị Ngọc Lan đi nghiên cứu thực tế tại Công ty Cổ phần than Mông Dương.

Quảng cáo
  • 60 nam
  • 60 nam
  • admin1
  • admin1
  • thông báo tuyển sinh
  • thông báo tuyển sinh
  • Công chức
  • Công chức
  • Hành chính công
  • Hành chính công
  • Công báo quảng ninh
  • Công báo quảng ninh
  • Văn bản pháp luật
  • Văn bản pháp luật
Video
Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ
Tin mới
  • Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024
  • Chi đoàn tổ chức kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí MinhChi đoàn tổ chức kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
  • TIN HỘI NGHỊ  SƠ KẾT CÔNG TÁC NĂM HỌC 2023-2024TIN HỘI NGHỊ SƠ KẾT CÔNG TÁC NĂM HỌC 2023-2024
  • SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ THÁNG 3 NĂM 2024SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ THÁNG 3 NĂM 2024
  • TOẠ ĐÀM “ĐẢNG VỚI THANH NIÊN – THANH NIÊN VỚI ĐẢNG”TOẠ ĐÀM “ĐẢNG VỚI THANH NIÊN – THANH NIÊN VỚI ĐẢNG”
Tin tiêu điểm
Tin đọc nhiều
Website liên kết
Website liên kết
Fanpage
Thống kê truy cập
Đang online: 0
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Tháng này: 0
Tháng trước: 0
Tất cả: 0