Đ/C Nhương “Thực trạng và giải pháp về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức cấp xã. Thực trạng; quy mô đào tạo, cơ sở vật chất cần thiết, mục tiêu của chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính; đề xuất giải pháp
2. Các bài tham luận:
- ThS Nguyễn Tiến Dương, Phó GĐ trường “Thực trạng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức cấp xã của Quảng Ninh”
- Đ/C Nhương “Thực trạng và giải pháp về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức cấp xã. Thực trạng; quy mô đào tạo, cơ sở vật chất cần thiết, mục tiêu của chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính; đề xuất giải pháp.
- ThS Trần Xuân Ảnh “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và quản lý nhà nước”. Các giải pháp: nhận thức đúng của cấp ủy, lãnh đạo trường; xác định tiêu chuẩn, mục tiêu lựa chọn cán bộ công chức; đổi mới nội dung chương trình; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; xác định chất lượng học viên thông qua công tác tuyển sinh; đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập (phù hợp với đối tượng; nội dung chương trình; khả năng của đội ngũ giảng viên); tiếp tục quan tâm bổ sung chế độ chính sách đối với người học, gắn với quy hoạch - đào tạo - sử dụng cán bộ cơ sở; tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh với nhà trường; xây dựng và phát huy các chi bộ học viên theo hướng chi bộ sinh hoạt tạm thời (tám giải pháp).
- ThS Pham Thị Hải Yến “giải pháp theo hướng đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã”
- Đ/C Nguyễn Hữu Long “Những vấn đề tổ chức thực hiện chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính”
- Đ/C Phạm Văn Tản “Sắp xếp đội ngũ giảng viên nhằm thực hiện nội dung chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính”.
3. Các ý kiến tham gia bổ sung:
- Đồng chí Nguyễn Hữu Long, nhất trí với nội dung của bài tham luận của đồng chí Dương; tuy nhiên nên đánh giá hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chính trị như luôn giữ tốc độ tăng trưởng, không có tình trạng điểm nóng. Về mẫu điều tra như thế nào có phù hợp không?
- Đ/C Nguyễn Văn Chín, theo kết quả điều tra khảo sát là có cơ sở để tiếp tục thực hiện tốt hơn.
- Đ/C Hoàng Thị Thúy Hường, Bổ sung cho bài viết nhóm thứ 3 "về đánh giá thực trạng nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị và quản lý nhà nước" một vài chỗ thống kê số lần tổ chức thi, kiểm tra chưa chính xác cần bổ sung chỉnh sửa cho chuẩn xác hơn; sự so sách về thời gian giữa hai chương trình cũ (trung cấp hành chính ngạch cán sự và trung lấp lý luận chính trị) với số tiết của chương trình mới (trung cấp lý luận chính trị - hành chính) một vài chỗ chưa hợp lý.
- Các ý kiến của đồng chí Phạm Văn Tản, Nguyễn Tiến Dương, Nguyễn Xuân Biên, Trần Xuân Ảnh, Nguyễn Thế Nhương tập trung vào các vấn đề: một vài điểm trình bày của tác giả trong bài viết tham luận chưa thoát ý, nội dung giữa đào tạo và bồi dưỡng chưa mạnh lạc, câu từ chưa chu chuẩn; Quyết định 184-QĐ/TW, ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng có nội dung về tổ chức bộ máy, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, chức năng nhiệm vụ đó là cơ sở quan trọng cho Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hóa theo chức năng và tổ chức thực hiện.
4. Đại biểu mời phát biểu ý kiến
Đ/C Phạm Hồng Sơn, Phó trưởng phòng Quản lý khoa học (Sở KH-CN) có ý kiến như sau: về phiếu điều tra có hai loại (định tính và định lượng), căn cứ vào thực tiễn ở cơ sở và yêu cầu của đề tài, chủ nhiệm đề tài đẫ lựa chọn mẫu điều tra và phương pháp điều tra là phù hợp. Đề tài đã đi đúng hướng đón được xu hướng phát triển; nội dung chương trình là gốc để các vấn đề phương pháp, bộ máy tổ chức… phải hướng vào nội dung để hoạt động cho phù hợp. Cần có biện pháp phân tích số liệu điều tra sát với thực tiễn để góp phần đánh giá chất lượng đề tài. Lựa chọn các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho cán bộ công chức cấp xã; tránh nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng trùng lặp ngay trong một chương trình hoặc một vài chương trình kế tiếp nhau. Đề nghị lãnh đạo trường quan tâm chỉ đạo hoàn thiện các chuyên đề và thủ tục hành chính theo đúng tiến độ của đề tài./.
* Tóm lại: Hội thảo mời 7 đại biểu, số đại biểu đến dự 01 đồng chí; thành phần cán bộ giảng viên mời 20 người dự, số có mặt 17 người (vắng 3 người). Sáu bài tham luận được thông qua tại hội trường cơ quan; 8 ý kiến tham gia bổ sung tập trung vào các nội dung như sau:
1. Về nội dung các bài tham luận
* Những mặt đạt được
- Các tác giả đã bám sát mục tiêu, yêu cầu của hội thảo là: góp phần hoàn thiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và quản lý nhà nước cho cán bộ công chức cấp xã ở Quảng Ninh”. Các bài viết có mối quan hệ logic theo công nghệ dây chuyền.
- Trên cơ sở thống kê, phân tích số liệu điều tra 1508 học viên và kinh nghiệm thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng, thực tiễn địa phương đã đi sâu phân tích những việc đã làm tốt, những việc có khả năng làm tốt nhưng chưa làm được vì nhiều lý do: cơ chế lãnh đạo quản lý, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác tổ chức và cán bộ và những việc chưa làm được cần phải tiếp tục triển khai.
- Đề xuất những giải pháp khả thi được phân thành nhiều nhóm thích hợp (về nội dung, chương trình, giáo trình, phương pháp; giải pháp đối với người học, người dạy; cơ chế chính sách cho người dạy và người học, sử dụng cán bộ sau đào tạo; cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; các cơ quan liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng,…) có khả năng thực thi cao nhằm khắc phục mặt hạn chế và phát huy những mặt tích cực để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trước mắt cũng như lâu dài trong điều kiện CNH, HĐH. Đặc biệt, các bài viết đều hướng tới việc chuyển đổi cơ chế quản lý, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức theo Quyết định số 184-QĐ/TW, ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Có 8 lượt ý kiến tham gia với ý thức trách nhiệm và tư duy khoa học đóng góp vào tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học của trường bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể theo mô den “lộ trình” thực hiện đề án chuyển đổi từ QĐ 88-QĐ/TW ngày 05/9/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng sang QĐ 184-QĐ/TW, ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng./.
*) Những mặt hạn chế
Sự chuẩn bị bài tham luận ở một vài khía cạnh chưa thật khoa học cả về nội dung và hình thức (mặc dù đây là lần hội thảo thứ II).
Số thành viên tham gia còn thiếu (Sơn, Chung, Mừng, Ninh)
Cần bố trí thời gian và tập trung nhiều hơn cho việc nghiên cứu khoa học để đạt kết quả tốt hơn. Vì đây là một trong các chức năng cơ bản của nhà trường.
2. Về tổ chức
- Chuẩn bị chu đáo các điều kiện;
- Hạn chế: cần phô tô bài tham luận gửi trước đến các thành viên; thời điểm chưa hợp lý (cuối năm) nên số đại biểu mời tham dự vắng (6/7; 85,7%)
Để đẩy mạnh chức năng nghiên cứu khoa học nói chung và cụ thể nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh của nhà trường nói riêng đạt kết quả cao, mở đầu cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và vươn xa hơn trong tương lai, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn, trách nhiệm cao hơn, hợp tác rộng hơn, sâu hơn và dành các nguồn lực thoả đáng hơn. Và mong được sự quan tâm giúp đỡ nhiều hơn của Sở KH-CN để nhà trường hoàn thành tốt sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức trong thời gian tới./.