HỘI THẢO KHOA HỌC “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực tiễn vận dụng tại Quảng Ninh”

HỘI THẢO KHOA HỌC “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực tiễn vận dụng tại Quảng Ninh”

          Chiều ngày 08/9/2022, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tổ chức hội thảo khoa học Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực tiễn vận dụng tại Quảng Ninh.

          Chủ trì và tham gia hội thảo có các đồng chí: TS Đỗ Minh Tuấn, Phó Hiệu trưởng phụ trách Nhà trường; ThS Phạm Hữu Kiên và ThS Trần Thế Khoa Phó Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự hội thảo có các đồng chí lãnh đạo các phòng, ban của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hạ Long; các đồng chí lãnh đạo các khoa, phòng, trung tâm, viên chức Nhà trường và đại diện học viên một số lớp Trung cấp lý luận chính trị đang học tại trường.

TS Đỗ Minh Tuấn, Phó Hiệu trưởng phụ trách Nhà trường trình bày báo cáo đề dẫn hội thảo

          Hội thảo là một trong những hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều biện pháp tiếp tục đổi mới cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ngày càng trong sạch vững mạnh đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của công cuộc đổi mới và hội nhập.

          Thay mặt chủ tọa hội thảo TS. Đỗ Minh Tuấn, Phó Hiệu trưởng phụ trách Nhà trường thay mặt chủ trì Hội thảo trình bày báo cáo đề dẫn, định hướng nội dung thảo luận. Báo cáo nêu rõ, qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nhận thức về mô hình tổ chức quyền lực nhà nước đã có sự phát triển về chất để chỉ đạo quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Từ Nhà nước hành chính, quan liêu bao cấp, tổ chức và hoạt động theo mô hình tập quyền XHCN, sang tổ chức quyền lực nhà nước theo mô hình Nhà nước pháp quyền XHCN với những nguyên tắc tổ chức và hoạt động mới, là một bước đột phá về nhận thức tư duy, lý luận để từng bước chỉ đạo quá trình cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, đến Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung); Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN đã nâng cao nhận thức, năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành và năng lực kiến tạo phát triển của Nhà nước. Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn; bảo đảm thực hiện đồng bộ các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [1]; nội dung, phương thức xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từng bước được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới” [2]. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đề cập và khẳng định: “Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính”.

Quang cảnh Hội thảo

           Hiện nay, tình hình thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19; sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Ở trong nước, sau hơn 35 năm đổi mới, thế và lực của nước ta ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, như nền kinh tế phát triển chưa bền vững, nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình vẫn còn lớn. Đứng trước bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều thời cơ, song cũng không ít khó khăn, thách thức việc đề ra các định hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì nhân dân trong thời gian tới có ý nghĩa hết sức quan trọng; đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, vì đất nước giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân, vì lợi ích của toàn dân tộc. Vì vậy, việc tổ chức hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên về chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong việc việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch đang gia sức chống phá các chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

ThS Phạm Hữu Kiên và ThS Trần Thế Khoa Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tham luận tại Hội thảo

Đồng chí Vũ Thị Đoan, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hạ Long trình bày tham luận tại Hội thảo

Đồng chí Nguyễn Đức Phương, giảng viên khoa Nhà nước và Pháp luật trình bày tham luận tại Hội thảo

            Hội thảo đã nhận được hơn 40 bài viết; trong thời gian diễn ra hội thảo đã có 4 tham luận chính trình bày tại hội thảo gồm: “sự phát triển tư duy về phương thức lãnh đạo đối với nhà nước pháp quyền XHCN từ đại hội VI đến đại hội XIII của đảng - một số vấn đề đặt ra hiện nay” do ThS Phạm Hữu Kiên, Phó hiệu trưởng Nhà trường trình bày; “Tăng cường vai trò, trách nhiệm Viện kiểm sát nhân dân, nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” do đồng chí Vũ Thị Đoan, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hạ Long trình bày; “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” do ThS Nguyễn Đức Phương, giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật trình bày; “Thực tiễn ban hành và áp dụng pháp luật tại tỉnh Quảng Ninh góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay” do đồng chí Lê Thị Huệ, học viên lớp Trung cấp lý luận chính trị C282 trình bày. Qua các bài tham luận có nhiều đề xuất, kiến nghị để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời gian tới, tại hội thảo đã có 12 ý kiến phát biểu thảo luận làm rõ những vấn đề:

Đồng chí Thủy, học viên lớp Trung cấp lý luận chính trị C282 phát biểu tại Hội thảo

          Thứ nhất, tư tưởng nhà nước pháp quyền qua các thời kỳ lịch sử, những giá trị lý luận và thực tiễn áp dụng tư tưởng đó trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

          Thứ hai, đặc điểm và những giá trị cốt lỗi của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; Đánh giá thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

          Thứ ba, tư tưởng về nhà nước pháp quyền theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh; vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền được đề cập qua các kỳ Đại hội của Đảng.

          Thứ tư, việc vận dụng quan điểm, nội dung xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển tỉnh Quảng Ninh hiện nay.

          Thứ năm, việc vận dụng quan điểm, nội dung về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vào giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các nội dung công tác khác tại Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh.

          Thứ sáu, về bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc về thành tựu cũng như định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.

          Kết thúc hội thảo TS Đỗ Minh Tuấn thay mặt chủ trì hội thảo trân trọng cảm ơn và đánh giá cao những bài viết, ý kiến phát biểu của các đồng chí tham dự hội thảo. Đồng chí đề nghị Ban tổ chức Hội thảo tiếp thu hoàn thiện các báo cáo, kỷ yếu hội thảo làm tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu của Nhà trường. Đồng chí cũng đề nghị các khoa, phòng, trung tâm và các đại biểu dự hội thảo tiếp tục đầu tư nghiên cứu và làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhiên viên và học viên nhà trường nhận thức về thực trạng xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay; tầm quan trọng cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tực lực, tự cường, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên, đảng viên về những tư tưởng mang tầm vóc thời đại về nhà nước pháp quyền XHCN của nhâ dân, do nhân dân và vì nhân dân; nâng cao nhận thức của đảng viên, giảng viên, học viên để định hướng hành động cho phù hợp với bối cảnh, tình hình mới. Phát huy tinh thần học tập, nghiên cứu, triển khai nội dung và giá trị của nhà nước pháp quyền XHCN vào bài giảng của giảng viên, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng trong cán bộ, đảng viên, giảng viên và học viên về định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ lần thứ II, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Phạm Xuân Kính - Phòng TCHCTTTL

 


[1] ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb CTQGST, H. 2021, tr. 71

[2] Sđd, Tập I, tr. 89 

0 vote
Bài mới hơn
Bài cùng chuyên mục
Quảng cáo
  • 60 nam
  • 60 nam
  • admin1
  • admin1
  • thông báo tuyển sinh
  • thông báo tuyển sinh
  • Công chức
  • Công chức
  • Hành chính công
  • Hành chính công
  • Công báo quảng ninh
  • Công báo quảng ninh
  • Văn bản pháp luật
  • Văn bản pháp luật
Video
Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ
Tin mới
Tin tiêu điểm
Tin đọc nhiều
Website liên kết
Website liên kết
Fanpage
Tháng này: 0 Tháng trước: 0 Tất cả: 0
-->