Đổi mới hình thức tuyên truyền đưa nghị quyết TW 4 khóa XII của Đảng vào giảng dạy lý luận chính trị tại Trường đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ

Đổi mới hình thức tuyên truyền đưa nghị quyết TW 4 khóa XII của Đảng vào giảng dạy lý luận chính trị tại Trường đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ

Việc xây dựng, ban hành nghị quyết là phương thức lãnh đạo hàng đầu của Đảng, việc cụ thể hóa để đưa nghị quyết vào hoạt động thực tiễn, tạo ra những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội là việc làm quan trọng, là nhân tố quyết định uy tín, vị thế của Đảng, tạo sự nhất trí cao trong toàn Đảng và sự đồng thuận trong nhân dân.

Sự cần thiết phải đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền

Trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển như vũ bão của không gian mạng, sự kết hợp giữa công nghệ vật lý, kỹ thuật số và sinh học, giữa hệ thống ảo và thực tế… sẽ mang lại những thuận lợi cơ bản cho công tác tuyên truyền nghị quyết của Đảng vào cuộc sống nhưng cũng hàm chứa nhiều khó khăn, thách thức mới. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội luôn tìm đủ mọi cách, dưới nhiều hình thức nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước như: chiến lược “diễn biến hòa bình” với cấp độ ngày càng quyết liệt; “mũi đột phá” trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, thiết lập hàng ngàn trang web, blog, tài khoản facebook, trang fanpage để đăng tải các tin phản động, video clip có nội dung xấu, bóp méo sự thật... Do vậy, chúng ta cần thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, học tập, triển khai cụ thể hóa chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Tuy nhiên, hiện nay công tác học tập, tuyên truyền, triển khai chỉ thị, nghị quyêt của Đảng có nơi, có lúc còn mang tính hình thức, qua loa, học cho “xong”, cho “có”, thậm chí một bộ phận cán bộ, đảng viên còn bộc lộ thái độ miễn cưỡng khi học tập nghị quyết. Theo thống kê, điều tra của Ban Tuyên giáo Trung ương, có tới 87% số người được hỏi cho rằng có hiện tượng học tập lý luận chính trị với tâm trạng ít hoặc không cảm thấy hứng thú; kết quả điều tra của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh thì có 62,65% số người được hỏi cho rằng việc học tập, quán triệt các nghị quyết của cán bộ, đảng viên là có ý thức nhưng chưa cao, 4,86% cho rằng còn thiếu ý thức. Đây là một thực trạng cần được các cấp ủy đảng quan tâm, xem xét, đề ra giải pháp thiết thực để các buổi học tập, quán triệt nghị quyết trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người học hơn.

Nghị quyết TW 4 khóa XII ngày 30/10/2016 đã chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng thiếu ý thức trong học tập NQ là: một mặt do chính bản thân mỗi cán bộ, đảng viên mất cảnh giác, thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, để cho chủ nghĩa cá nhân chi phối... Mặt khác, do “công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng dạy và học tập nghị quyết của Đảng chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu quả, nội dung và phương pháp giáo dục, truyền đạt chậm đổi mới; chưa tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức về tình trạng suy thoái, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và những hậu quả gây ra...”1. Với nhận định này, Đảng đã thẳng thắn nhìn vào sự thật, cần phải nhận rõ trong đó có một phần trách nhiệm thuộc về đội ngũ những nhà giáo, những nhà khoa học, những người làm công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, truyền bá nền tảng tư tưởng của Đảng và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị và đến toàn dân còn chưa được coi trọng, phương thức, biện pháp giáo dục, tuyên truyền chưa hiệu quả. Nghị quyết đã chỉ ra 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, một trong những biểu hiện đó là “nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước2. Nghị quyết cũng cụ thể hóa bằng bốn nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp để khắc phục hạn chế từ những nguyên nhân nêu trên là phải “đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học lý luận chính trị gắn với ứng dụng thực tế, tăng cường kiểm tra quản lý chặt chẽ chất lượng dạy và học…3.

Như vậy, việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền Nghị quyết TW 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng là một tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay.

Điểm mới trong việc học tập, vận dụng Nghị quyết TW 4 khóa XII tại Nhà trường

Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh - một trường chính trị cấp tỉnh trong hệ thống các trường chính trị thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân Tỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trường có chức năng cơ bản là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Những năm qua, Nhà trường luôn quan tâm đến việc chú trọng chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Nhà trường đã đưa ra nhiều giải pháp đổi mới nội dung, hình thức trong công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm cụ thể hóa Nghị quyết TW 4 khóa XII của Đảng vào từng bài giảng một cách phù hợp với đặc điểm Nhà trường như: (1) Tiếp tục quán triệt sâu nội dung Nghị quyết tới toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn trường, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức của cấp ủy chi bộ, đặc biệt là của đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy; (2) Thực hiện Nghị quyết trở thành nhiệm vụ thường xuyên trong sinh hoạt cấp ủy chi bộ qua các buổi sinh hoạt thường kỳ, sinh hoạt chuyên đề, thảo luận…; (3) Thực hiện nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu cấp để gây dựng “nền móng”, để bồi đắp “nhiệt huyết”, để truyền lửa “đam mê”, để củng cố “niềm tin” của tập thể Nhà trường, từ đó tạo “động lực”, “điểm tựa” cho mọi thành viên; (4) Yêu cầu cán bộ, đảng viên viết bài thu hoạch, bản cam kết và kế hoạch cá nhân về thực hiện Nghị quyết; (5) Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết, đồng thời thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ và trong hoạt động đoàn thể; (6) Vận dụng, triển khai, đưa Nghị quyết vào bài giảng thông qua các chuyên đề, bài giảng trong chương trình Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính, chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính qua nhiều hướng tiếp cận và cách thức phù hợp, phương pháp truyền đạt đổi mới, sinh động… Để việc vận dụng, đưa Nghị quyết vào bài giảng đạt hiệu quả cao, Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động, giải pháp đồng bộ:

 Một là, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, yêu cầu các khoa phòng chuyên môn nghiên cứu, tham mưu các hoạt động cụ thể như: Tổ chức Hội thảo về việc vận dụng, đưa Nghị quyết vào bài giảng, qua đó các đại biểu tham dự Hội thảo đã tập trung thảo luận, thống nhất đề ra phương hướng, giải pháp phù hợp nhằm vận dụng đúng đắn Nghị quyết vào tuyên truyền, giảng dạy lý luận tại Nhà trường. Thông qua việc tổ chức Hội thảo, đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên Nhà trường đã có thời gian nghiên cứu kỹ Nghị quyết, hiểu rõ Nghị quyết, nắm được mục tiêu, quan điểm của Đảng, xác định rõ nguyên nhân, nhận diện rõ 27 biểu hiện suy thoái và 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết đã chỉ ra để nghiên cứu, lựa chọn nội dung, phương pháp trình bày phù hợp với từng đối tượng lớp học, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho giảng viên và học viên. Ban Giám hiệu Nhà trường yêu cầu các giảng viên phải sử dụng phương pháp mới, cách tiếp cận mới để đạt hiệu quả cao trong việc truyền tải, lồng ghép Nghị quyết vào bài giảng và sẽ coi đây là một tiêu chí nhận xét, đánh giá chất lượng bài giảng. Đây là nét mới, sáng tạo, mang tính đột phá của Nhà trường, thể hiện sự quyết tâm cao độ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý, điều hành.

Hai là, về công tác tổ chức thực hiện: Với phương châm “vững lý luận, giỏi phương pháp, sát mục tiêu”, Nhà trường luôn chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Cụ thể, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sâu sát hoạt động nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng giảng dạy của cán bộ, giảng viên, như: Thứ nhất, tổ chức các đợt nghiên cứu thực tế và học hỏi kinh nghiệm tại các trường bạn, từ đó có những mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả. Bên cạnh đó, quan tâm coi trọng công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm cho mỗi bài giảng phải mang “hơi thở của cuộc sống”, phải gắn với thực tiễn phong phú và đa dạn. Chú trọng việc cử giảng viên đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở theo Đề án “Bồi dưỡng kiến thức thực tế đối với cán bộ, giảng viên” được Tỉnh uỷ phê duyệt tháng 11/2017. Theo đó, đội ngũ giảng viên, giáo viên Nhà trường được cử tham gia vào các đoàn kiểm tra, giám sát các ban ngành của tỉnh, được tham dự các buổi tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân, được tham gia kỳ họp Hội đồng nhân dân và các hoạt động khác của Tỉnh… Từ đó, giảng viên có thêm kiến thức thực tế làm căn cứ khoa học bổ sung, phát triển cơ sở lý luận, giúp giảng viên lồng ghép vào bài giảng “gắn lý luận với thực tiễn” một cách sinh động hơn, bài giảng có “hồn” hơn, thu hút người học hơn, lớp học đạt hiệu quả cao hơn; Thứ hai, tăng cường các buổi dự giờ, duyệt giảng, thao giảng cấp khoa, cấp trường. Đối với một số buổi thao giảng, đồng chí Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy trực tiếp dự giờ, trong đó có những buổi dự giờ đột xuất, không báo trước. Qua những buổi dự giờ, duyệt giảng, giảng viên sẽ đúc rút nhiều kinh nghiệm quý giá từ những ý kiến nhận xét, góp ý của đồng chí Phó Bí thư Thường trực, Ban Giám hiệu Nhà trường và của đồng nghiệp để nâng cao chất lượng bài giảng; Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và học tập, tăng cường sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin để làm phong phú, sinh động bài giảng khiến giờ học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn. Một số phương pháp giảng dạy tích cực giúp tăng tính trao đổi, thảo luận thông tin hai chiều giữa giảng viên và học viên, làm sâu sắc hơn các nội dung Nghị quyết đã được truyền tải trong bài giảng.

Bên cạnh việc lồng ghép, đưa nội dung Nghị quyết TW4 khóa XII của Đảng vào các bài giảng trong chương trình  đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính và các lớp bồi dưỡng khác, đội ngũ giáo viên khối ngoại ngữ của Nhà trường còn vận dụng vào các bài giảng ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và tiếng Hàn) nhằm giáo dục học viên lòng tự hào, tự tôn dân tộc, biết yêu quý, tôn trọng và quảng bá các danh lam thắng cảnh của đất nước, đặc biệt là của Quảng Ninh, nét đẹp văn hóa của quê hương, đất nước Việt Nam tới du khách quốc tế. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học đã tổ chức các buổi Gala tiếng Anh, tiếng Trung Quốc theo hướng lồng ghép nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống qua các tiểu phẩm, hài kịch, trò chơi “Đi tìm triệu phú tri thức”, “Đường lên đỉnh núi Bài Thơ”… Những buổi Gala đã để lại ấn tượng sâu sắc cho giáo viên và học viên Nhà trường.

Ba là, về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Tập thể, Ban Giám hiệu Nhà trường luôn quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên Nhà trường kiên định về lý tưởng cách mạng, phẩm chất chính trị, mẫu mực về đạo đức, có tri thức, có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng sư phạm tốt, đặc biệt là kỹ năng thuyết phục. Hàng năm, Nhà trường thường xuyên cử cán bộ, giảng viên đi học cao học, nghiên cứu sinh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; tổ chức và cử cán bộ, giảng viên, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp giảng dạy tích cực, về nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý, nâng cao nghiệp vụ công tác Đảng, kỹ năng trong công tác dân vận…

Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền Nghị quyết TW4 khóa XII vào bài giảng lý luận chính trị là việc làm quan trọng và cần thiết. Để tiếp tục đưa chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, góp phần vào công tác, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, các cấp ủy Đảng cần vận dụng và triển khai mang tính đồng bộ, thể hiện rõ định hướng của Đảng về “Kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách4. Mục đích là giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để củng cố lòng tin của Dân với Đảng./.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.24-25.
  2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.28.
  3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.37.
  4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.35.

 

ThS. Phạm Khánh Phương

0 vote
Bài mới hơn
Bài cùng chuyên mục
  • Phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững (4/28/2020 12:00:00 PM)

    Văn hóa, con người có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước. Trong suốt chiều dài lịch sử, văn hoá và con người Việt Nam chính là nền tảng tinh thần, là sức mạnh nội sinh giúp cho đất nước ta vượt qua bao khó khăn thử thách, đánh thắng các thế lực thù địch, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng một xã hội giàu mạnh, văn minh. Nhận thức rõ điều đó, trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn hết sức coi trọng vấn đề văn hoá và con người; nhiều Nghị quyết, Chỉ thị đã được ban hành; gần đây nhất, Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (tháng 5/2014) đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TU ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

  • Giảng viên trường đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ học tập và làm theo phong cách tư duy, diễn đạt Hồ Chí Minh (4/28/2020 12:00:00 PM)

    Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, liên tục, lâu dài của Đảng ta. Nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh rất phong phú, thể hiện trong toàn bộ di sản và cuộc đời hoạt động của Người, có mối quan hệ thống nhất, biện chứng tạo nên nhân cách vĩ đại Hồ Chí Minh.

  • 50 năm thực hiện di chúc của bác Hồ về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ vì sự nghiệp cách mạng Việt Nam (4/28/2020 12:00:00 PM)

    Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam luôn coi trọng vai trò, vị trí của thanh niên và đặc biệt quan tâm chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người hiểu rằng bất cứ một quốc gia, dân tộc nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến việc bồi dưỡng và phát huy vai trò của lực lượng thanh niên; sự phát triển của thanh niên liên quan đến vận mệnh của đất nước và ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc.

Quảng cáo
  • 60 nam
  • 60 nam
  • admin1
  • admin1
  • thông báo tuyển sinh
  • thông báo tuyển sinh
  • Công chức
  • Công chức
  • Hành chính công
  • Hành chính công
  • Công báo quảng ninh
  • Công báo quảng ninh
  • Văn bản pháp luật
  • Văn bản pháp luật
Video
Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ
Tin mới
Tin tiêu điểm
Tin đọc nhiều
Website liên kết
Website liên kết
Fanpage
Thống kê truy cập
Đang online: 0
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Tháng này: 0
Tháng trước: 0
Tất cả: 0
rolex submariner 50th anniversary for sale breitling watches swiss replica watches cartier panthere watch 2017 price breitling automatic watches uk replica watches kate spade watches review used omega speedmaster replica watch casio watches for men breitling navitimer heritage review rolex replica cartier year of manufacture antique wrist watches for sale swiss replica watches rolex 16610lv flat 4 rolex daytona paul newman auction swiss replica watches