HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TỈNH QUẢNG NINH - NHẬN DIỆN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ

HỘI THẢO KHOA HỌC  CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TỈNH QUẢNG NINH - NHẬN DIỆN VÀ  GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ

          Sáng ngày 17/6/2022, tại Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ Viện An ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tổ chức hội thảo khoa học “Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đối với phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh - nhận diện và giải pháp phòng ngừa, ứng phó”.

Trung tướng, GS, TS Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống; TS Đỗ Minh Tuấn, Phó Hiệu trưởng phụ trách Nhà trường chủ trì Hội thảo

          Chủ trì hội thảo gồm các đồng chí: Trung tướng, GS, TS Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống; TS Đỗ Minh Tuấn, Phó Hiệu trưởng phụ trách Nhà trường. Tham dự hội thảo có các đồng chí Nguyễn Hồng Dương, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Bùi Quang Minh, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh; các đồng chí đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành của tỉnh; các đồng chí đương nhiệm và quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đang tham dự lớp Bồi dưỡng kiến thức về Quản trị An ninh và Quản trị An ninh phi truyền thống (lớp 2) năm 2022 được tổ chức tại Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ.

          Từ sau chiến tranh Lạnh kết thúc, trên thế giới bắt đầu xuất hiện khái niệm “an ninh phi truyền thống”. Bước vào thế kỷ XXI, trong nhiều nghị quyết, văn kiện quan trọng của Hội đồng bản an Liên hợp quốc đã đề cập đến các nguy cơ của an ninh phi truyền thống đang đe dọa sự phát triển bền vững của các nước. Nhiều hội nghị quốc tế, các diễn đàn khoa học, hợp tác quốc tế, khu vực đã được tổ chức nhằm nhận diện các nguy cơ, thách thức của an ninh phi truyền thống và tìm kiếm các giải pháp chủ động phòng ngừa, ứng phó. Mặc dù vậy, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về an ninh phi truyền thống; phương thức tác động và hậu quả an ninh phi truyền thống; vấn đề hợp tác, phòng ngừa, ứng phó với an ninh phi truyền thống…vẫn chưa có nhận thức thống nhất, trong khi nhiều tác nhân của an ninh phi truyền thống đang hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định và phát triển bền vững của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

          Đối với nước ta, trước Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam tuy chưa chính thức sử dụng khái niệm an ninh phi truyền thống nhưng đã từng chỉ ra những dấu hiệu, những vấn đề của an ninh phi truyền thống. Đại hội VIII (6-1996) cho rằng: “Thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo...), không một quốc gia nào có thể tự giải quyết, mà phải có sự hợp tác đa phương” 1. Đại hội IX (tháng 1-2001) tiếp tục khẳng định và bổ sung thêm vấn đề chống tội phạm quốc tế vào nội dung này. Đại hội X bổ sung và phát triển: “Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức phối hợp giải quyết; khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn; sự gia tăng dân số cùng với các luồng di cư; tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, môi trường tự nhiên bị hủy hoại; khí hậu diễn biến ngày càng xấu, kèm theo những thiên tai khủng khiếp; các dịch bệnh lớn, các tội phạm xuyên quốc gia có chiều hướng tăng” 2. Tại Đại hội XI (tháng 4-2011), Đảng ta chính thức sử dụng khái niệm an ninh phi truyền thống với các vấn đề được chỉ ra, như: chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế bùng nổ dân số, phòng ngừa và hạn chế dịch bệnh hiểm nghèo 3. Đại hội XII (tháng 1-2016) chỉ ra một số vấn đề toàn cầu như: an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố 4. Đồng thời có lưu ý đến “các hình thái chiến tranh kiểu mới” với hàm ý khả năng chuyển hóa giữa an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống.

          Đặc biệt, tại Đại hội XIII (tháng 1- 2021), Đảng ta đã thể hiện tư duy, nhận thức vừa mới, vừa sâu sắc và toàn diện về an ninh phi truyền thống đối với quốc phòng, an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, nhấn mạnh “Những vấn đề toàn cầu, như: bảo vệ hoà bình, an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường,... tiếp tục diễn biến phức tạp” 5. Coi việc giữ vững an ninh quốc gia vừa là mục tiêu, giải pháp để phát triển bền vững đất nước, vừa thể hiện tư tưởng chỉ đạo phát triển để giữ vững an ninh, an ninh để phát triển, an ninh trong phát triển. Đây là những vấn đề hết sức quan trọng, nhằm thống nhất nhận thức, tạo cơ sở, tiền đề để các cấp, ngành, lực lượng, địa phương triển khai các giải pháp thực hiện trong thực tiễn.

          Từ quá trình phát triển nhận thức của Đảng ta về an ninh phi truyền thống có thể khái quát thành mấy vấn đề chủ yếu sau: (1). Về biến đổi khí hậu, được biểu hiện rõ nhất là số cơn bão mạnh có chiều hướng gia tăng, quỹ đạo của bão dị thường; hạn hán có xu hướng mở rộng, xảy ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm, rét hại kéo dài kỷ lục. Việt Nam được đánh giá là một trong 05 quốc gia trọng điểm chịu tác động của biến đổi khí hậu; trong đó, đồng bằng Sông Cửu Long là một trong 04 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất về hạn hán và mặn xâm nhập; (2). An ninh năng lượng là vấn đề đáng báo động. Theo đó, trung bình mỗi năm, nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam tăng gấp 02 lần, trong khi đó khả năng đáp ứng chỉ đạt khoảng 60%. Vì thế, việc nhập khẩu năng lượng là điều khó tránh, dẫn đến phụ thuộc vào một số quốc gia; (3). Về an ninh lương thực, tuy là một trong các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng tính chất và trình độ phát triển chưa tương xứng, khiến chúng ta luôn phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực; (4). Đối với an ninh nguồn nước, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia thiếu nước, với nguồn nước ngầm sụt giảm mạnh, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, bức tử nhiều dòng sông do tác động của công nghiệp hóa và xả thải bừa bãi của nhiều nhà máy, xí nghiệp; (5). An ninh mạng đã, đang là vấn đề nổi cộm hiện nay khi tội phạm công nghệ cao gia tăng, diễn biến phức tạp, sử dụng không gian mạng tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tấn công phá hoại, gây đình trệ hạ tầng công nghệ thông tin, cũng như hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân,.... Ngoài ra, còn một số biểu hiện khác, như: tội phạm xuyên quốc gia, mua, bán người, ma túy,… phức tạp nhất là tội phạm ma túy tại các địa bàn biên giới.

          Trong báo cáo đề dẫn Hội thảo nhấn mạnh: An ninh phi truyền thống hiện nay đã trở thành là một thành tố quan trọng của an ninh quốc gia cũng như an ninh toàn cầu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, nhiều lĩnh vực an ninh phi truyền thống đã và đang tác động thường xuyên, mạnh mẽ đến an ninh, an toàn của mỗi địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu. Những tác động, ảnh hưởng của an ninh phi truyền thống có liên quan chặt chẽ đến an ninh và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia cũng như của từng địa phương. Vì vậy, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức quốc tế và ở mỗi địa phương đã quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn mới, chỉ ở những vấn đề chung mà chưa đi vào nghiên cứu tại những địa bàn cụ thể hay lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt còn thiếu các công trình nghiên cứu về các mối đe dọa khủng hoảng an ninh phi truyền thống vào cá giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa, khủng hoảng, thảm họa an ninh phi truyền thống.

          Tỉnh Quảng Ninh có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh và đối ngoại. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và xứng đáng là một trong những địa phương dẫn đầu trong cả nước về phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng và đang ngày càng vươn lên mạnh mẽ. Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, mối đe dọa an ninh phi truyền thống, tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển bền vững của tỉnh như: (1) Tội phạm xuyên quốc gia (buôn lậu, gian lận thương mại, mua bán và vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, mua bán người). (2) Khủng bố. (3) An ninh kinh tế (tài chính, ngân hàng, chứng khoán, rửa tiền…). (4) An ninh mạng (chiến tranh mạng, tấn công mạng, lừa đảo, đánh bạc trên mạng, sử dụng mạng xã hội vào mục đích phá rối an ninh…) và tội phạm sử dụng công nghệ cao. (5) An ninh môi trường (ô nhiễm môi trường, lũ lụt, cạn kiệt tài nguyên, triều cường, nước biển dâng, các thảm họa do biến đổi khí hậu và các tác động thiên nhiên khác). (6) An ninh nguồn nước và an ninh biển đảo. (7) Dịch bệnh và thảm họa do dịch bệnh (trong đó dịch bệnh CoVid- 19 là một điển hình) gây ra đối với người, vật nuôi cây trồng. (8) An ninh, an toàn trong hoạt độngkinh tế - chính trị - xã hội.

          Hội thảo đã có 32 bài của các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu của Viện An ninh phi truyền thống; các đồng chí lãnh đạo các ban, sở ngành và địa phương trong tỉnh cứu. Tại hội thảo đã có 06 ý kiến phát biểu; các bài viết và ý kiến phát biểu đã tập trung làm rõ một số nội dung như:

Đồng chí Nguyễn Hồng Dương, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

phát biểu ý kiến tại Hội thảo

Đồng chí Nguễn Văn Công, Tỉnh ủy viên, Bí thư thị ủy Đông triều

phát biểu ý kiến tại Hội thảo

Đồng chí Trương Mạnh Hùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Vân Đồn

phát biểu ý kiến tại Hội thảo

          Những nhận thức lý luận về phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa, khủng hoảng an ninh phi truyền thống, từ khái niệm, nội hàm, phạm vị tác động, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn xã hội, sự ổn định và phát triển của tỉnh Quảng Ninh; mối quan hệ giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

          - Thực trạng và các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa và giải pháp ứng phó, xử lý các mối đe dọa, các khủng hoảng an ninh phi truyền thống đối với các lĩnh vực cụ thể trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như: Các vấn đề về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về an ninh phi truyền thống và xử lý khủng hoảng truyền thông; vấn đề về tình hình tội phạm an ninh xuyên quốc gia; những vấn đề về lao động; nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, vùng chăn nuôi thủy, hải sản; những vấn đề về giải phóng mặt bằng gắn với an ninh, chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.

          - Công tác hợp tác, phối hợp giữa các lực lực lượng có liên quan trong phòng ngừa, ứng phó, xử lý các vấn đề có liên quan an ninh phi truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

          - Nghiên cứu đưa ra dự báo khoa học về những nguy cơ, đe dọa an ninh phi truyền thống. Đề xuất giải pháp, phương án đồng bộ nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với những mối đe dọa, thách thức an ninh phi truyền thống đối với tỉnh Quảng Ninh hiện nay.

          Kết thúc hội thảo, Trung tướng, GS, TS Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống thay mặt chủ trì hội thảo đã trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành của tỉnh và các đại biểu đã đến dự, tham gia hội thảo và tham gia viết bài, phát biểu tham luận tại hội thảo. Đồng chí cũng nhấn mạnh: Trong bối cảnh hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ, vấn đề an ninh quốc gia không chỉ giới hạn trong việc ngăn chặn, ứng phó với các nguy cơ chiến tranh mà còn bao hàm nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt nguồn nước, sử dụng các vũ khí sinh thái, khủng bố, dịch bệnh, di cư tự do, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao… An ninh phi truyền thống đã và đang tác động đến nhiều quốc gia trên thế giới, việc nhận dạng và kịp thời có những ứng phó sẽ góp phần hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia nói chung và ở Việt Nam cũng như tỉnh Quảng Ninh nói riêng, giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển bền vững.

          Đối với các vấn đề các đại biểu đề cập tại hội thảo, Ban Tổ chức hội thảo tiếp tục tiếp tổng hợp, hoàn thiện và đồng thời có những đề xuất, kiến nghị với các cấp, các ngành về các giải pháp cụ thể liên đến các lĩnh vực nhằm từng bước ngăn chặn, xử lý và hạn chế thấp nhất những tiêu về những đe dọa của an ninh phi truyền thống gây ra.

          Phạm Xuân Kính – Phòng TCHCTTTL

0 vote
Bài mới hơn
Bài cùng chuyên mục
Quảng cáo
  • 60 nam
  • 60 nam
  • admin1
  • admin1
  • thông báo tuyển sinh
  • thông báo tuyển sinh
  • Công chức
  • Công chức
  • Hành chính công
  • Hành chính công
  • Công báo quảng ninh
  • Công báo quảng ninh
  • Văn bản pháp luật
  • Văn bản pháp luật
Video
Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ
Tin mới
Tin tiêu điểm
Tin đọc nhiều
Website liên kết
Website liên kết
Fanpage
Thống kê truy cập
Đang online: 0
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Tháng này: 0
Tháng trước: 0
Tất cả: 0