Nghiệm thu đề tài: Phát triển thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hạ Long theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Nghiệm thu đề tài: Phát triển thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hạ Long theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

          Ngày 30/11/2023, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2023 do Khoa Lý luận cơ sở chủ trì.

Đồng chí Phạm Hữu Kiên, Phó Hiệu trưởng phát biểu tại Hội nghị

          Hội đồng nghiệm thu được thành lập theo Quyết định số 300-QĐ/TĐTCB, ngày 24/11/2023, Hội đồng gồm 7 thành viên, do TS. Đỗ Minh Tuấn, Phó Hiệu trưởng phụ trách Nhà trường, Chủ tịch Hội đồng đã tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2023, mã số NVC26  về “Phát triển thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hạ Long theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.

          Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thị Vân Anh, Giảng viên Khoa Lý luận cơ sở.

          Đồng chủ nhiệm: ThS. Đàm Thị Thư, Giảng viên Khoa Lý luận cơ sở.

          Chủ trì: Khoa Lý luận cơ sở.

          Đề tài đã tập trung nghiên cứu làm rõ thêm những vấn đề: Khái niệm, vai trò, đặc điểm của thành phần kinh tế tư nhân; phân tích những quan điểm của Đại hội XIII của Đảng về phát triển thành phần kinh tế tư nhân; nghiên cứu, đánh giá khách quan thực trạng phát triển của thành phần kinh tế tư nhân trong những năm vừa qua và phân tích làm rõ ưu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn. Từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hạ Long trong thời gian tới với 05 nhóm giải pháp trọng tâm như: (1). Nhóm giải pháp về thể chế phát triển thành phần kinh tế tư nhân. (2) Nhóm giải pháp về mở rộng quy mô đầu tư vốn. (3) Nhóm giải pháp về phát triển đầu tư khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong phát triển thành phần kinh tế tư nhân. (4) Nhóm giải pháp về nguồn lực lao động trong phát triển thành phần kinh tế tư nhân. (5) Nhóm giải pháp về tăng cường liên kết kinh tế, mở rộng thị trường.

ThS. Phạm Thị Vân Anh, Chủ nhiệm đề tài trình bày nội dung nghiên cứu trước

Hội đồng

          Theo nhóm nghiên cứu, Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của thành phần kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, đã “thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân…[1]. Đây là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng vừa thúc đẩy thành phần kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển; vừa phát huy vai trò của thành phần kinh tế này trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng trong tình hình mới.

          Điều đó thể hiện sự tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế của Đảng để phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế sau hơn 35 năm đổi mới. Khẳng định vai trò, động lực quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân trong hội nhập quốc tế. Kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh du lịch, khu đô thị, sản xuất ô tô, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại, dịch vụ. Hiệu quả nổi bật của các tập đoàn kinh tế tư nhân gần đây thể hiện khá rõ điều này. Thành phần kinh tế tư nhân thời gian qua đã tạo ra khoảng 40% GDP, 30% ngân sách Nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động. Tỷ lệ đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm khoảng 34,1%, cao hơn mức đóng góp 27,7% của các doanh nghiệp Nhà nước Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu vào năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp , trong đó có khoảng 60.000 - 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%.

           Đây là một trong những điểm mới nhất của Văn kiện Đại hội XIII, trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã giải đáp sâu sắc về nhiều vấn đề mấu chốt của việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong đó có việc phát triển thành phần kinh tế tư nhân. Bài viết khẳng định: Thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

          Sự tăng trưởng ngày một mạnh mẽ của thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta được thể hiện rất rõ nét. Từ chỗ chỉ tồn tại “thoi thóp”, “cầm chừng” trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, luôn luôn lo ngại về nguy cơ bị “cải tạo”, bị phân biệt đối xử không chỉ trong ý thức xã hội mà còn cả trong cơ chế, chính sách nhà nước, đến nay kinh tế tư nhân đã vươn lên mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho xã hội và phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có ở mỗi địa phương cũng như trong cả nước.

          Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện tốt nhất phát triển các thành phần kinh tế trong đó có thành phần kinh tế tư nhân, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn tỉnh. Thành phần kinh tế tư nhân của tỉnh không ngừng lớn mạnh và phát triển; trong đó các doanh nghiệp tư nhân là các nhà đầu tư lớn như Sun Group, VinGroup… chọn thành phố Hạ Long làm điểm đến đầu tư chiến lược đã chứng tỏ sức hấp dẫn của địa phương này. Những năm qua, thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng phát triển của thành phần kinh tế tư nhân vẫn còn hạn chế ở nhiều mặt, chưa thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Đa số các doanh nghiệp tư nhân có quy mô là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong số đó vẫn còn tồn tại lượng doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ. Mặc dù chiếm ưu thế về số lượng doanh nghiệp nhưng tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa chiếm phần lớn. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân mới chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực, như dịch vụ, bất động sản, các ngành, nghề thu hồi vốn nhanh, chưa đa dạng, lựa chọn loại hình kinh doanh chưa thực sự hiệu quả…

          Việc triển khai đề tài nghiên cứu phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà trường. Kết quả nghiên cứu làm căn cứ, tài liệu để các giảng viên tham khảo bổ sung vận dụng vào các bài giảng môn kinh tế chính trị và đường lối phát triển kinh tế của Đảng, cũng như chống lại những luận điệu xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xuyên tạc về vai trò của thành phần kinh tế tư nhân. Đồng thời, là tư liệu đóng góp giải pháp về phát triển kinh tế tư nhân cho thành phố Hạ Long và tài liệu tham khảo đối với các địa phương khác trong tỉnh.

          Trong chương trình làm việc, nhóm nghiên cứu đã tiếp tục giải trình, làm rõ thêm các ý kiến của các thành viên Hội động. Kết thúc phiên làm việc các thành viên Hội đồng đã cơ bản nhất trí thông qua kết quả nghiên cứu của các đề tài, đồng thời TS. Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng đề nghị các Chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng, tiếp tục hoàn thiện thêm các nội dung đã nghiên cứu.

Tác giả: Phạm Xuân Kính

 

[1] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxv CTQGST, Hà Nội, 2021, t.r240

0 vote
Bài mới hơn
Bài cùng chuyên mục
Quảng cáo
  • 60 nam
  • 60 nam
  • admin1
  • admin1
  • thông báo tuyển sinh
  • thông báo tuyển sinh
  • Công chức
  • Công chức
  • Hành chính công
  • Hành chính công
  • Công báo quảng ninh
  • Công báo quảng ninh
  • Văn bản pháp luật
  • Văn bản pháp luật
Video
Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ
Tin mới
Tin tiêu điểm
Tin đọc nhiều
Website liên kết
Website liên kết
Fanpage
Thống kê truy cập
Đang online: 0
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Tháng này: 0
Tháng trước: 0
Tất cả: 0