MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ LÝ LUẬN VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC LÝ LUẬN CẦN ĐƯỢC BỔ SUNG, HOÀN THIỆN

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN  VỀ LÝ LUẬN VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC LÝ LUẬN CẦN ĐƯỢC  BỔ SUNG, HOÀN THIỆN

Th.s  Tạ Văn Tú

Phó trưởng khoa Lý luận cơ sở

1. Cần bổ sung, hoàn thiện thêm một số quan điểm của Mác - Ăngghen về lý luận vai trò của giáo dục lý luận chính trị

Trong tác phẩm Bài tựa cũ về chống Đuyrinh về phép biện chứng (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005). Ăngghen có rất nhiều quan điểm về lý luận: “…dù người ta tỏ ý khinh thường mọi tư duy lý luận như thế nào đi nữa, nhưng không có tư duy lý luận thì người ta cũng không thể liên hệ hai sự kiện trong giới tự nhiên với nhau được, hay không thể hiểu được mối liên hệ giữa hai sự kiện đó”. Do có tính chất hệ thống và trừu tượng hóa cao độ, nên chỉ có lý luận với tư cách là sản phẩm của tư duy lý luận mới có thể giúp con người vượt qua được giới hạn “chật hẹp” của nhận thức kinh nghiệm, đi sâu vào bản chất của sự vật hiện tượng. Lý luận là kết quả và là sản phẩm của tư duy con người ở tầm lý luận. Điểm xuất phát của tư duy lý luận chính là những kinh nghiệm được con người tích lũy thường xuyên trong cuộc sống và hoạt động thực tiễn của mình. Những kinh nghiệm được tích lũy đến một giai đoạn nhất định sẽ nảy sinh nhu cầu cần phải được hệ thống hóa và đòi hỏi phải chỉ ra được bản chất và tính quy luật, mối liên hệ nội tại của chúng. Khi thực hiện những đòi hỏi đó thì cũng chính là quá trình “nâng cấp” tư duy từ giai đoạn kinh nghiệm chuyển sang giai đoạn mới, cao hơn về chất, chính là tư duy lý luận

Ph.Ăngghen đã chỉ rõ quá trình chuyển biến này: “Khoa học tự nhiên kinh nghiệm đã tích lũy được một khối lượng tài liệu chính diện to lớn đến nỗi ngày nay tuyệt đối bức thiết phải sắp xếp những tài liệu ấy lại một cách có hệ thống và dựa vào mối liên hệ nội tại của chúng trong lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt. Người ta cũng thấy không kém cần thiết phải sắp xếp những lĩnh vực khác nhau của tri thức theo liên hệ đúng đắn giữa lĩnh vực nọ với lĩnh vực kia. Nhưng làm thế thì khoa học tự nhiên đã chuyển sang lĩnh vực lý luận và trong lĩnh vực này những phương pháp kinh nghiệm trở nên bất lực, chỉ có tư duy lý luận mới có thể giúp ích được”

 Ăngghen nhấn mạnh: “Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước”. Để hiểu được đầy đủ ý nghĩa của lời chỉ dẫn đó của Ph.Ăngghen, trước hết cần phải thấy rằng, việc nghiên cứu lịch sử triết học cho phép chúng ta sử dụng đúng đắn các khái niệm cơ bản, chung nhất với tư cách là sản phẩm, là kết quả của sự phát triển triết học và chúng thực sự góp phần vào việc phát triển tư duy lý luận. Và theo Ph.Ăngghen, tư duy lý luận có một vai trò đặc biệt quan trọng, vì một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận. Đồng thời, trong khi nhấn mạnh tới vai trò của nó, Ph.Ăngghen cũng lưu ý ngay rằng: “Tư duy lý luận của mỗi một thời đại, cũng có nghĩa là cả thời đại chúng ta, là một sản phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một nội dung rất khác nhau. Thế cho nên cũng như bất kỳ khoa học nào khác, khoa học về tư duy là một khoa học lịch sử, là khoa học về sự phát triển lịch sử của tư duy con người.

Năm 1874 Ăngghen có nhận định về vai trò của lý luận trong cuộc đấu tranh vĩ đại của đảng dân chủ - xã hội: không phải có hai hình thức đấu tranh (chính trị và kinh tế) mà có ba hình thức, xếp hình thức đấu tranh lý luận ngang hai hình thức đấu tranh trên. Vì vậy phải không bao giờ xa rời công việc nghiên cứu khoa học và phát triển lý luận cách mạng của mình. Theo Ph.Ăngghen, khi tình hình thay đổi và cuộc sống đặt ra những vấn đề mới, những người cộng sản phải có dũng khí sẵn sàng xem xét lại ngay cả những quan điểm lý luận của chính bản thân mình. Ông còn cho thấy những hệ lụy to lớn nào nảy sinh một khi người ta coi thường lý luận hoặc rơi vào bệnh kinh nghiệm, vì “rõ ràng là sự khinh thường lý luận là con đường chắc chắn nhất đưa chúng ta đến chỗ suy nghĩ theo lối tự nhiên chủ nghĩa, tức là suy nghĩ sai” và trong thực tế, khinh miệt phép biện chứng thì không thể không bị trừng phạt thích đáng.

2. Bổ sung, hoàn thiện thêm những quan điểm của Lênin về lý luận vai trò của giáo dục lý luận chính trị

Trong tác phẩm “Làm gì?”, Lênin đã nêu rõ: “ Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”….. “Chỉ đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong”. (Lênin toàn tập, tập 6, nxb Chính trị quốc gia, H, 2005, tr 32)

Theo Lênin: “Nhiệm vụ của họ là phải học tập, ngày càng nhiều hơn, tất cả các vấn đề lý luận; phải tự giải thoát, ngày càng nhiều hơn, khỏi ảnh hưởng của những câu cổ truyền của thế giới quan cũ, và không bao giờ được quên rằng chủ nghĩa xã hội, từ khi đã trở thành một khoa học, còn phải được coi là một khoa học, nghĩa là phải được nghiên cứu”.

Lênin chỉ ra rằng: Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì xong xuôi hẳn hoặc bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống.

 Công tác giáo dục lý luận là: “phải hướng vào việc nghiên cứu cụ thể hết thảy mọi hình thức của sự đối kháng kinh tế ở nước Nga, vào việc nghiên cứu những mối liên hệ và sự phát triển lôgic của các hình thức đó; công tác lý luận đó phải vạch trần sự đối kháng đó ở bất cứ chỗ nào mà nó bị lịch sử chính trị, bị những đặc điểm của các chế độ pháp lý, bị những định kiến lý luận sẵn có, che giấu đi. Nó phải vẽ ra được bức tranh trọn vẹn về hiện thực nước ta, với tính cách là một hệ thống quan hệ sản xuất nhất định, nó phải chỉ rõ rằng với hệ thống đó thì tất nhiên phải có sự bóc lột và tước đoạt những người lao động , nó phải vạch ra con đường thoát khỏi hệ thống đó, con đường mà sự phát triển kinh tế đề ra”.

Nhiệm vụ của công tác giáo dục lý luận, theo V.I.Lênin là để đấu tranh với các tư tưởng bè phái, những kẻ cơ hội chủ nghĩa, những nhận thức lệch lạc trong đảng dân chủ - xã hội, trong giai cấp vô sản và mở rộng ra là trong nhân dân, ông viết: “Nếu không có lý luận cách mạng, thì không thể có phong trào giải phóng vĩ đại nhất trên thế giới của giai cấp bị áp bức, của giai cấp cách mạng nhất trong lịch sử. Không thể bịa ra lý luận ấy được, nó nảy sinh ra từ sự tổng hợp kinh nghiệm cách mạng và tư tưởng cách mạng của tất cả các nước trên thế giới. Thật vậy, lý luận đó đã ra đời từ nửa cuối thế kỷ XIX. Lý luận đó là chủ nghĩa C.Mác. Nếu không đem hết sức mình ra tham gia việc nghiên cứu và vận dụng lý luận đó, và ngày nay, nếu không tham gia một cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống những sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác mà Plêkhanốp, Cauxky và đồng bọn đang tiến hành, thì không thể là một người xã hội chủ nghĩa, không thể là một người dân chủ xã hội- cách mạng được”, ông còn viết: “Cái chủ yếu trong học thuyết của Mác là đấu tranh giai cấp. Người ta vẫn thường hay nói và hay viết như thế. Nhưng điều đó không đúng. Sự không đúng ấy thường đưa đến những sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác theo lối cơ hội chủ nghĩa, những sự giả mạo chủ nghĩa Mác, nhằm làm cho chủ nghĩa Mác trở thành điều có thể chấp nhận được đối với giai cấp tư sản. Vì thuyết đấu tranh giai cấp không phải do Mác, mà do giai cấp tư sản trước Mác sáng tạo ra; và nói chung thì thuyết ấy, giai cấp tư sản có thể tiếp nhận được. Kẻ nào chỉ thừa nhận có đấu tranh giai cấp không thôi, thì kẻ đó vẫn chưa phải là một người mácxit, kẻ ấy có thể vẫn chưa thoát khỏi khuôn khổ tư tưởng tư sản và chính trị tư sản. Đóng khung chủ nghĩa Mác trong thuyết đấu tranh giai cấp là cắt xén, xuyên tạc chủ nghĩa Mác, thu nó lại thành cái mà giai cấp tư sản có thể tiếp nhận được”. Nếu không có công tác lý luận, không có việc nghiên cứu lý luận thì những người vô sản và đảng của nó sẽ không có cơ sở để tiến hành những cuộc đấu tranh phản kháng cách mạng

3. Nhận thức thêm về lý luận vai trò của giảng dạy lý luận chính trị

Như vậy lý luận các mạng của chúng ta hiện nay là: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là tư tưởng chỉ đạo cơ bản trong sự nghiệp xây dựng Đảng, xây dựng đất nước. Thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống tư tưởng khoa học của giai cấp công nhân, là thế giới quan khoa học và phương pháp luận của giai cấp và chính đảng của nó, nhằm đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người. Đó là “cẩm nang” thần kỳ, là “cái kim chỉ nam”, là “mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”

Chúng ta phải luôn kiên định, kiên trì theo đuổi và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, không ngừng thúc đẩy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh lên tầm cao mới. Cách mạng Việt Nam nhờ đó đã giành được thắng lợi vĩ đại trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội  mở ra con đường đổi mới xã hội chủ nghĩa với những bước đi đột phá và đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử. Nhờ kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước giải đáp có hệ thống hàng loạt vấn đề lý luận cơ bản về độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội, về Đảng cầm quyền, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,… về các vấn đề mới, các mối quan hệ lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy sức sống vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong những hoàn cảnh mới. Dù bất luận trong hoàn cảnh nào, dù khó khăn, thách thức đến mấy, vẫn phải kiên trì lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm tư tưởng chủ đạo, vũ trang cho toàn Đảng, giáo dục toàn dân, nhận thức sâu sắc xu thế phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Cách mệnh trước hết phải làm cho dân giác ngộ… Cách mệnh phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”.

Việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong giảng dạy lý luận chính trị nhằm nâng cao trình độ lý luận, chính trị về tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Sau khi có đường lối, phương hướng chính trị đúng, phải làm cho toàn Đảng, toàn dân nắm vững đường lối, đưa ra phương hướng thực hiện tốt đường lối,  nghị quyết đó để đạt hiệu quả hoạt động tối ưu.

Cụ thể là: Người giảng viên, báo cáo viên cần giảng dạy nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cho cán bộ, đảng viên, làm cho họ nắm được những nguyên lý cơ bản về chính trị kinh tế học, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý cơ bản về chủ nghĩa xã hội khoa học, về xây dựng Đảng, vv.. Phải làm cho cán bộ, đảng viên nắm được thực chất, nội dung của những nguyên lý đó, chứ không phải là học theo lối giáo điều sách vở. Giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin sinh động nhất, làm cho cán bộ đảng viên nắm vững những quan điểm cơ bản trong đường lối, chính sách của Đảng, rèn luyện tư duy để thực hiện được yêu cầu của đường lối chính trị; khắc phục những nhận thức, quan điểm sai trái với đường lối của Đảng.  Xây dựng cho cán bộ đảng viên có thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng; có phẩm chất, đạo đức cách mạng cao; đồng thời có phương pháp tư duy khoa học, phương pháp làm việc hiệu quả.

0 vote
Bài mới hơn
Quảng cáo
  • 60 nam
  • 60 nam
  • admin1
  • admin1
  • thông báo tuyển sinh
  • thông báo tuyển sinh
  • Công chức
  • Công chức
  • Hành chính công
  • Hành chính công
  • Công báo quảng ninh
  • Công báo quảng ninh
  • Văn bản pháp luật
  • Văn bản pháp luật
Video
Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ
Tin mới
Tin tiêu điểm
Tin đọc nhiều
Website liên kết
Website liên kết
Fanpage
Thống kê truy cập
Đang online: 0
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Tháng này: 0
Tháng trước: 0
Tất cả: 0
rolex submariner 50th anniversary for sale breitling watches swiss replica watches cartier panthere watch 2017 price breitling automatic watches uk replica watches kate spade watches review used omega speedmaster replica watch casio watches for men breitling navitimer heritage review rolex replica cartier year of manufacture antique wrist watches for sale swiss replica watches rolex 16610lv flat 4 rolex daytona paul newman auction swiss replica watches